logo

Ngôn ngữ bài Bạn đến chơi nhà có gì khác ngôn ngữ đoạn Sau phút chia li đã học? So sánh cụm từ | Câu 1 trang 106 Ngữ Văn 7


Soạn bài: Bạn đến chơi nhà (soạn 2 cách)

Câu 1 (trang 106 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

a. Ngôn ngữ bài Bạn đến chơi nhà có gì khác ngôn ngữ đoạn Sau phút chia li đã học?

b. So sánh cụm từ "ta với ta" trong bài Bạn đến chơi nhà với Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

Soạn cách 1

a) Ngôn ngữ ở bài Bạn đến chơi nhà  mang sự dí dỏm vui tươi, khi bạn tới thăm nhà và cũng như cuộc trò chuyện giữa hai người bạn

Ngôn ngữ ở bài Sau phút chia li  mang nỗi đượm buồn của sự xa cách.

b) Cụm "Ta với ta" trong "Bạn đến chơi nhà" tuy hai là một, tuy một là hai, cụm này để chỉ những hai người bạn rất thân thiết, tri âm tri kỉ, đạt đến mức độ hoàn toàn thông cảm và thấu hiểu cho nhau.

Cụm "ta với ta" trong bài "Qua Đèo Ngang" chỉ có duy nhất một người, đó là nhân vật trữ tình, cụm này nhấn mạnh nỗi buồn, nỗi cô đơn không thể chia sẻ, giãi bày cùng ai của tác giả.

Soạn cách 2

a. So sánh 2 bài thơ

Sau phút chia ly

Bạn đến chơi nhà

- Ngôn ngữ: mang tính biểu tượng, ước lệ

- Ngôn ngữ: giản dị, đời thường

- Hình ảnh: So sánh, tượng trưng

- Hình ảnh: đời thường, gần gũi

- Giọng điệu: trầm buồn, sầu bi

- Giọng điệu: vui tươi, hóm hỉnh

- Nghệ thuật: các biện pháp so sánh, ẩn dụ

- Nghệ thuật: phép đối =>tạo ra những tình huống tương đồng

b. So sánh cụm từ “ta với ta” trong 2 bài Qua đèo ngang và bài thơ Bạn đến chơi nhà

Nếu như trong bài thơ Qua đèo ngang của bà Huyện Thanh Quan, cụm từ “ta với ta” là để chỉ 1 mình tác giả với cái bóng lẻ loi của mình, thì ở đây, cụm từ “ta với ta” được Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm biểu đạt tình cảm, mối quan hệ thân thiết giữa 2 người bạn. Không coi trọng vật chất cao sang, mà điều đáng quý là sự chân thành tạo nên tình bạn thân thiết.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021