logo

Bạn đến chơi nhà phương thức biểu đạt?

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Bạn đến chơi nhà phương thức biểu đạt?” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Ngữ văn 7.


Trả lời câu hỏi: Bạn đến chơi nhà phương thức biểu đạt?

- Phương thức biểu đạt chính của bài thơ "Bạn đến chơi nhà" gồm: Tự sự, miêu tả và biểu cảm. Trong đó, tự sự là phương thức biểu đạt chính.


Kiến thức tham khảo về tự sự và bài thơ “Bạn đến chơi nhà”


1. Tự sự là gì?

- Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

- Có thể hiểu, tự sự là văn bản kết nối các ý tưởng, khái niệm hoặc sự kiện, trình bày cho người đọc hoặc người nghe bằng một chuỗi câu viết hoặc nói, hoặc một chuỗi hình ảnh.

- Tự sự bao giờ cũng có cốt truyện. Cốt truyện được khắc họa nhờ một hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú, đa dạng, bao gồm chi tiết sự kiện, xung đột, chi tiết nội tâm, ngoại hình của nhân vật, chi tiết tính cách, chi tiết nội thất, ngoại cảnh, phong tục, đời sống, văn hóa, lịch sử; lại còn có cả những chi tiết liên tưởng, tưởng tượng, hoang đường mà không nghệ thuật nào tái hiện được.

- Tự sự có thể được sử dụng như một từ đồng nghĩa của "tường thuật". Nó cũng có thể được sử dụng để dẫn dắt chuỗi các sự kiện được mô tả trong một câu chuyện. Tự sự cũng có thể được lồng vào trong những tự sự khác, chẳn hạn như một câu chuyện được kể bởi những người kể chuyện không đáng tin cậy thường được tìm thấy trong các thể loại hư cấu noir. Một phần quan trọng của tự sự là chế độ tường thuật, tập hợp các phương pháp được sử dụng để giao tiếp tự sự thông qua một quá trình tường thuật.

- Cùng với thuyết minh, nghị luận và miêu tả, tự sự, theo nghĩa rộng, là một trong bốn chế độ tu từ của bài luận. Theo nghĩa hẹp hơn, nó là một lối viết trong tác phẩm hư cấu, theo đó người kể chuyện giao tiếp trực tiếp với người đọc.


2. Bài thơ Bạn đến chơi nhà

* Đôi nét về tác giả - Nguyễn Khuyến:

Bạn đến chơi nhà phương thức biểu đạt?

- Nguyễn Khuyến (1835- 1909) quê ở thôn Vị Hạ, xã Yên Đổ, nay thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

- Học rộng, tài cao, thi đỗ đầu cả ba kì: Hương, Hội, Đình do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ

- Ông là nhà thơ lớn của dân tộc

* Tác phẩm – bài thơ Bạn đến chơi nhà:

- Hoàn cảnh sáng tác: Sau mười năm làm quan, ông cáo quan về ở ẩn sống tại Yên Đổ. Thơ ca của ông chủ yếu sáng tác vào thời gian này.

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (6 câu đầu): Giới thiệu tình huống bạn đến chơi

+ Phần 2 (6 câu tiếp): Hoàn cảnh gia đình khi bạn đến chơi

+ Phần 3 (Câu cuối): Khẳng định tình bạn chân thành

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường Luật, bài thơ có 8 câu, 7 chữ.

- Cách gieo vần: Các chữ cuối ở câu 1, 2, 3, 4 và 6 (nhà, xa, cá, gà và ta).

- Phép đối: Câu 3 và câu 4

- Giá trị nội dung:

+ Ngợi ca giá trị tình bạn chân thành, tha thiết.

+ Nêu ra một triết lý của tình bạn: Tình bạn cao đẹp vượt lên giá trị vật chất.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Thể thơ thất ngôn bát cú.

+ Ngôn ngữ và hình ảnh giản dị, giọng thơ chất phác hồn nhiên.

* Đọc hiểu văn bản:

- 6 Câu đầu: Giới thiệu tình huống bạn đến chơi

+ Thời gian: “đã bấy lâu nay”, có nghĩa là rất lâu rồi bạn mới ghé thăm.

+ Cách xưng hô: “bác”, đầy thân mật và gắn bó giữa những người bạn.

+ Giọng điệu: cởi mở, chân thành thể hiện thái độ hiếu khách của nhân vật trữ tình.

+ Hai vế câu: sóng đôi như một lời reo vui, một lời đón khách đầy cởi mở, chân tình.

=> Mở đầu với sự reo vui và lòng hiếu khách của nhân vật trữ tình

- 6 câu tiếp: Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến thăm nhà

Hoàn cảnh đầy éo le khi bạn đến chơi nhà:

+  Trẻ thời đi vắng - không có ai để sai đi mua đồ ăn tiếp đãi bạn.

+ Chợ thời xa - gợi sự xa xôi, đi chợ rất mất thời gian cũng như không có người ở nhà tiếp bạn.

Ở nhà thì không có gì đãi bạn: 

+ Ao sâu - khôn chài cá: Ao sâu nước nhiều khó bắt cá mời bạn

+ Cải chửa ra cây, cà mới nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa - tất cả rau quả, cây trái trong nhà chưa thể ăn được.

+ Miếng trầu với quan niệm “Miếng trầu là đầu câu chuyện” cũng không có.

=> Một cuộc sống đạm bạc, thiếu thốn về vật chất. Tưởng là có nhưng lại không có gì qua một giọng điệu vô cùng hóm hỉnh, lạc quan.

- Câu cuối: Khẳng định tình bạn chân thành

+ Bác đến chơi đây: Ngày hôm nay bác đến, tuy về vật chất không có gì nhưng tình cảm vẫn luôn đong đầy tình nghĩa.

+ “Ta với ta”:

Từ “ta” đầu tiên: nhân vật trữ tình - chủ nhà.

Từ “ta” thứ hai: người bạn - khách.

Từ “với” thể hiện mối quan hệ song hành, gắn bó dường như không còn khoảng cách.

=> Câu thơ khẳng định được tình cảm tri kỷ của hai người bạn cũng như tâm hồn thấu hiểu sâu sắc, không màng đến của cải vật chất.

icon-date
Xuất bản : 09/04/2022 - Cập nhật : 29/11/2022