logo

Ngô Tử Văn là người như thế nào?

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Ngô Tử Văn là người như thế nào” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về Ngô Tử Văn là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.


Câu hỏi: Ngô Tử Văn là người như thế nào?

Trả lời:

  Ngô Tử Văn được giới thiệu là người tính tình cương trực, thẳng thắn, khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được. Lời giới thiệu mang giọng ngợi khen, có tác dụng định hướng cho người đọc về hành động kiên quyết của nhân vật này.

Tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu và khám phá nhiều hơn những kiến thức thú vị về Ngô Tử Văn nhé!


Kiến thức mở rộng về Ngô Tử Văn


1. Tác giả của tác phẩm Chức phán sự đền Tản viên

 - Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, thời ông sống, triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng suy thoái, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực gây ra liên tiếp các cuộc nội chiến kéo dài.

- Quê hương: Hải Dương.

- Gia đình: Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng, cha đỗ tiến sĩ đời Lê Thánh Tông.

- Ông là học trò của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã từng đỗ hương tiến sĩ (cử nhân), từng làm quan nhưng không bao lâu thì lui về ẩn dật.

- Ông để lại tác phẩm nổi tiếng là Truyền kì mạn lục thể hiện rõ quan điểm sống và tấm lòng của ông với cuộc đời. 

Ngô Tử Văn là người như thế nào?

2. Tác phẩm Chức phán sự đền Tản viên

 - Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, thời ông sống, triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng suy thoái, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực gây ra liên tiếp các cuộc nội chiến kéo dài.

- Quê hương: Hải Dương.

- Gia đình: Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng, cha đỗ tiến sĩ đời Lê Thánh Tông.

- Ông là học trò của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã từng đỗ hương tiến sĩ (cử nhân), từng làm quan nhưng không bao lâu thì lui về ẩn dật.

- Ông để lại tác phẩm nổi tiếng là Truyền kì mạn lục thể hiện rõ quan điểm sống và tấm lòng của ông với cuộc đời. 


3. Tóm tắt câu chuyện

Ngô Tử Văn tên Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang tính tình khẳng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà không chịu được. Trong làng có 1 ngôi đền thiêng nhưng cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, tên Bách hộ họ Thôi là tên tướng giặc bại trận chết ở đó rồi làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn tức giận đốt đền làm tướng giặc mất nơi nương náu bèn hiện trong mơ đe dọa nhưng Tử Văn không sợ. Chiều tối có 1 người tự xưng là thổ công đến kể về việc bị cướp đền, tạm lánh ở đền Tản Viên và bày cho chàng cách ứng xử khi bị bắt xuống Minh ti. Đến đêm, Tử Văn bị quỷ sứ bắt đi. Chàng cứng cỏi vượt qua những áp lực, cản trở để làm rõ trắng đen và nỗ lực của chàng đã làm Diêm Vương sinh nghi cho người đến đền Tản Viên chứng thực. Quả đúng như lời Tử Văn nói nên Diêm Vương đã xử tội tướng giặc và cho Tử Văn sống lại. Thổ Công cảm kích, hiện về mời Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên. Chàng vui vẻ nhận lời rồi thu xếp việc nhà sau đó không bệnh mà mất.


4. Nhân vật Ngô Tử Văn

* Ngô Tử Văn qua lời người dẫn chuyện và nhận xét của những người đương thời

- Là người nóng nảy, nhưng tính tình khảng khái, nên được nhiều người yêu quý kính trọng dành khen hai từ "cương trực", danh tiếng tốt.

* Ngô Tử Văn xuất hiện trực tiếp qua các sự kiện:

- Đốt ngôi đền bị tên tướng giặc họ Thôi chiếm giữ:

+ Thể hiện lòng can đảm, tinh thần chính nghĩa, không phải là hành động bộc phát, nông nổi.

- Lúc gặp tên tướng giặc trong mộng:

+ Bình tĩnh, điềm nhiên, coi thường sự dọa dẫm của hắn.

- Lúc gặp và nói chuyện với Thổ Thần:

+ Bình tĩnh, thể hiện sự thông minh, nhanh trí khi hỏi thăm về tên tướng giặc, để chuẩn bị ứng phó.

- Lúc ở điện Diêm Vương:

+ Gặp cảnh kinh hãi cũng bình tĩnh mà kêu to để hòng kinh oan.

+ Không hề e sợ lời dọa dẫm kết tội của Diêm Vương, sẵn sàng đối chất với tên tướng giặc họ Thôi cho ra nhẽ.

* Chiến thắng của Ngô Tử Văn:

+ Niềm tin vào công lý, chính nghĩa của nhân dân ta, cũng như của tác giả Nguyễn Dữ, với quan niệm cái thiện luôn luôn chiến thắng cái gian tà ác độc.


5. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Đặc điểm nổi bật của truyền kì?

A. Cốt truyện mang màu sắc dân gian hoặc dã sử

B. Nhân vật xuất hiện theo hàng trạng nhân vật

C. Sự kết hợp giữa yếu tố kì và yếu tố thực

D. Lời văn đan xen giữa văn xuôi và thơ

Câu 2: Nội dung chính của chuyện “Chức phán sự đền Tản Viên”?

A. Ca ngợi tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân

B. Đề cao vai trò của thần linh trong việc cứu giúp con người

C. Bài học nhân sinh về chính – tà, thiện ác

D. A và C đúng

E. B và C đúng

Câu 3: Tác phẩm nào sau đây không thuộc thể loại truyện truyền kì

A. Thánh tông di thảo

B. Truyền kì mạn lục

C. Truyền kì tân phá

D. Hoàng Lê nhất thống chí

Câu 4: Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ bao gồm bao nhiêu truyện

A. 16

B. 18

C. 20

D. 22

Câu 5: Tên tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ có nghĩa là

A. Tập sách ghi chép những chuyên kì lạ và được lưu truyền

B. Tập sách ghi chép những điều hoang đường

C. Tập sách ghi chép tản mạn những điều kì lạ và được lưu truyền

D. Tập sách ghi chép những điều kì lạ.

Câu 6: Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, Ngô Tử Văn đốt đền vì lí do gì ?

A. Vì muốn diệt trừ kẻ giả danh là thần mà lại tác yêu tác quái trong dân gian

B. Vì không tin vào điều mê tín, dị đoan

C. Vì muốn thể hiện thái độ cao ngạo của mình.

D. Vì muốn giúp đỡ viên Thổ công.

Câu 7: Định nghĩa nào đúng với “ chức Phán sự trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ?

A. Quan đứng đầu một tổng.

B. Quan xem xét cho vụ kiện tụng, giúp việc cho người sử án.

C. Quan xét sử các vụ tranh, chấp kiện tụng thời xưa.

D. Quan quản hạt một địa phương.

icon-date
Xuất bản : 23/03/2022 - Cập nhật : 28/03/2022