logo

TOP 30 Nghị luận về Tự cân bằng cuộc sống cho bản thân (Hay nhất)

icon_facebook

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên:

Hoàng Thị Dung

Học vị:

Giáo viên Ngữ Văn với 3 năm kinh nghiệm

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên:

Hoàng Thị Dung

Học vị:

Giáo viên Ngữ Văn với 3 năm kinh nghiệm

Dàn ý, TOP 30 Nghị luận về Tự cân bằng cuộc sống cho bản thân siêu hay, đầy đủ gồm cả danh ngôn, dẫn chứng được giáo viên của TOPLOIGIAI biên soạn nhằm giúp các bạn học sinh có thêm tư liệu tham khảo và đạt thành tích tốt môn Ngữ văn. 


Danh ngôn và dẫn chứng về Tự cân bằng cuộc sống cho bản thân


1. Danh ngôn

"Vai trò của tôi trong xã hội, hay của bất cứ nghệ sĩ hay thi nhân nào, là cố gắng và thể hiện điều mà tất cả chúng ta cảm nhận. Không phải để dạy người khác cảm nhận. Không phải như nhà rao giảng hay lãnh đạo mà như hình ảnh phản chiếu của tất cả chúng ta.” – John Lennon

"Những cảm xúc tiêu cực giống như cỏ dại. Nếu bạn không hoàn toàn loại bỏ chúng (như nhổ cỏ tận gốc), chúng sẽ quay lại." – Jack Canfield

"Tình yêu không phải là một thứ tự nhiên. Đúng hơn, nó đòi hỏi kỷ luật, sự tập trung, lòng kiên nhẫn, niềm tin, và việc vượt qua được sự ái kỷ. Nó không phải là một cảm xúc. Nó là hành động thực hành." – Erich Fromm

“Tất cả những cảm xúc thân thiện hướng tới người khác đều đến từ những cảm xúc thân thiện tự hướng tới bản thân mình.” -  Aristotle


2. Dẫn chứng

1/ Vận động viên Nguyễn Thị Oanh với hai tấm HCV SEA games  liên tiếp chỉ trong 20 phút, là tấm gương nổi bật cho việc biết cân bằng cảm xúc. Chiều 9/5 vận động viên sinh năm 1995 đã gặp nhiều khó khăn khi vượt hai nội dung 1500m và 3000m được ban tổ chức sắp xếp lịch chỉ cách nhau 20 phút. Tuy nhiên với việc với sự tự tin, giữ vững tinh thần Nguyễn Thị Oanh đã về nhất ở nội dung 1500m tranh thủ nghỉ ngơi và tiếp tục chiến thắng và nội dung 3000m vượt rào.

2/ Đặng Lê Nguyên Vũ đã chứng tỏ được bản lĩnh của bản thân bằng cách giữ vững tinh thần, tự tin và xuất sắc lội ngược dòng trong câu hỏi cuối để chạm đến vòng nguyệt quế đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22. Đến câu hỏi cuối trong gói về đích, Vũ đã gần như nghĩ rằng mình hết hy vọng. Nhưng chỉ mấy giây sau đó Vũ đã lấy lại được tinh thần, cân bằng cảm xúc. Đứng lên bấm chuông giành trả lời câu hỏi quyết định cuối cùng và mang về phần thắng cho mình.

3/ Malala Yousafzai: là một nhà hoạt động nhân quyền người Pakistan. Dù đã trải qua nhiều nguy hiểm và đe dọa, Malala vẫn giữ được sự mạnh mẽ và kiên định trong lý tưởng của mình.


Dàn ý Nghị luận Tự cân bằng cuộc sống cho bản thân

Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

Thân bài:

+ Giải thích: Tự cân bằng cuộc sống là gì?

+ Phân tích/ Bàn luận:

- Trong công việc hay trong học tập phải biết dành thời gian cho bản thân được nghỉ ngơi, thư giãn

- Tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi giải tri để tâm trạng được vui vẻ, thoải mái.

- Không dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội mà không quan tâm đến bản thân, gia đình và xã hội.

+ Dẫn chứng: Học sinh tự lấy một tấm gương tiêu biểu.

+ Phê phán: Bên cạnh đó vẫn còn một số người chưa biết tự cân bằng cuộc sống cho bản thân

Kết bài: 

+ Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận

+ Liên hệ bản thân và rút ra bài học. 

Tự cân bằng cuộc sống cho bản thân

 


Nghị luận Tự cân bằng cuộc sống cho bản thân (mẫu 1)

Cuộc sống vốn đa dạng và luôn có rất nhiều điều thú vị cần ta khám phá, trải nghiệm nhưng để cân bằng cuộc sống cá nhân để bản thân vừa được vui chơi, học tập và làm việc không phải là điều dễ dàng. Vậy ta cần làm gì để tự cân bằng cuộc sống cho bản thân? Tự cân bằng cuộc sống là ta biết dành thời gian cho công việc, cho mọi hoạt động diễn ra hàng ngày một cách hợp lý, khoa học, đồng thời là biết cân bằng cảm xúc khi đối diện với mọi vấn đề trong cuộc sống. Trước hết, trong khi làm việc hay học tập phải biết dành cho bản thâm thời gian thư giãn, nghỉ ngơi để tâm trạng được thoải mái, vui vẻ. Không dành quá nhiều thời gian cho các trang mạng xã hội thay vào đó là dành nhiều thời gian hơn cho bản thân và gia đình. Thường xuyên tham gia các hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động trải nhiệm để không ngừng trau dồi và phát triển bản thân. Như hoa hậu Đỗ Thị Hà, mặc dù đã đăng quang hoa hậu khi còn là sinh viên đại học, nhưng vì biết cân bằng giữa công việc và học tập cô đã trở thành nàng hậu vừa có nhan sắc, có tri thức, là tấm gương sáng của thế hệ trẻ ngày nay. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số người chưa biết cân bằng cuộc sống của bản thân mình, chỉ biết vùi đầu vào công việc mà không quan tâm đến bản thân, gia đình và xã hội. Bởi tự cân bằng cuộc sống cho bản thân là lối sống tích cực và vô cùng quan trọng của mỗi người trong hành trình đi đến thành công và đi tìm niềm vui trong cuộc sống. Vậy nên mỗi chúng ta cần phải biết dành thời gian trong công việc, trong hoạt động hay trong các hoạt động giải trí một cách hợp lý để cuộc sống trở nên có ý nghĩa và có giá trị hơn. 


Nghị luận Tự cân bằng cuộc sống cho bản thân (mẫu 2)

Không một ai trên đời là hoàn hảo, trong chúng ta, mỗi người đều có những khuyết điểm riêng đòi hỏi con người cần phải cố gắng hoàn thiện hơn từng ngày. Tuy nhiên, mỗi người cũng là những cá thể duy nhất, có giá trị của bản thân trong cuộc sống mà chúng ta cần trân trọng.

Giá trị của bản thân là những phẩm chất cốt lõi tốt đẹp, là đặc trưng tốt đẹp của mỗi người để ta lấy đó làm nền tảng phát triển bản thân mình. Có nhiều người giá trị của họ ở ngoại hình, họ có một vẻ ngoài ưa nhìn, bắt mắt, nhưng cũng có những người giá trị của họ lại ở tài năng hoặc lòng tốt của họ,… Dù ở bất cứ khía cạnh nào thì những giá trị đó cũng đều đáng được trân trọng và những con người ấy càng được yêu quý, tin tưởng, tôn vinh hơn nữa khi biết nỗ lực nhiều hơn từng ngày để hoàn thiện, nâng cao giá trị của bản thân mình.

Giá trị của bản thân đôi khi nó cũng được đong đếm bằng chính quá trình vượt qua những gian khó mà con người sống trong cuộc đời này. Thông qua những khó khăn và vất vả đó thì mỗi người bộc lộ nhiều phẩm chất, đức tính của mình. Ngược lại, nếu đến chính giá trị của bản thân mình bạn cũng không hiểu thì thật khó để lựa chọn được con đường đúng đắn, thiếu tự tin với chính quyết định của mình và từ đó cũng dễ dàng gặp thất bại. Mỗi cá nhân là một thực thể riêng biệt, độc đáo, mỗi người có giá trị riêng. Có những người ngay từ khi sinh ra đã có những ưu điểm nổi trội, nhưng lại có những người cần rèn luyện, phấn đấu để tạo ra giá trị đích thực của mình. Dù là giá trị sẵn có hay cố gắng xây dựng thì mỗi chúng ta hàng ngày hàng giờ vẫn phải không ngừng nỗ lực, cố gắng, rèn rũa bản thân để khẳng định được giá trị của chính mình.

Cuộc sống quá ngắn ngủi để bỏ mặc bản thân mình, hãy nỗ lực hơn từng ngày để hoàn thiện bản thân mình, giữ cho mình một ý chí tiến thủ, một tinh thần ham học hỏi rồi bạn sẽ nhận lại được những thành quả xứng đáng với công sức, tâm huyết mà bản thân mình đã bỏ ra.


Nghị luận Tự cân bằng cuộc sống cho bản thân (mẫu 3)

Mỗi con người sinh ra, đến với thế giới này đều có những giá trị đặc biệt. Giá trị đó là ở tự thân của mỗi người, giống như viên ngọc đang đợi được mài sáng vậy.

Giá trị bản thân là những nội lực riêng biệt của mỗi người, được thể hiện qua bản chất năng lực, trí tuệ, hành động để đem đến thành công trong công việc, học tập, tạo lập vị thế, vai trò trong xã hội. Là con người, ai cũng có những ưu điểm lẫn khuyết điểm riêng, cũng không có ai có thể hoàn hảo. Bạn có thể có điểm mạnh về mặt này, nhưng cũng có thể có yếu điểm về mặt kia.

Giá trị bản thân là của riêng bạn có, không thể sao chép hay vay mượn được từ người khác. Nó cũng không được dùng để so sánh giữa người này và người kia. Giá trị của bản thân không dựa trên công việc, ngành nghề mà bạn đang làm. Bạn là một công nhân, làm việc trong xưởng chế biến thực phẩm, giá trị con người bạn chính là nhân lực cung cấp thực phẩm cho thị trưởng. Đường phố sạch đẹp, xanh tươi và bầu không khí trong lành là công sức, vai trò của những công nhân vệ sinh môi trường. Đó là những giá trị thực, cần được nhìn nhận. Giá trị bản thân là lòng tốt, sự hi sinh và sẵn sàng giúp đỡ những người gặp nạn. Tạo nên giá trị bản thân là chính là sự cố gắng, nỗ lực của chính bản thân bạn.

Có ai đó đã từng nói: “Khi tôi là chính bản thân mình, tôi hạnh phúc và có kết quả tốt”. Có rằng, thành công, quả ngọt và dấu ấn của bản thân bạn chỉ có thể do chính bạn quyết định trong hiện tượng và tương lai. Bên cạnh sự nỗ lực nội tại của bản thân, góp phần tạo nên giá trị của bạn còn có sự đóng góp của bố mẹ, những người xung quanh. Bạn không cần phải là đứa trẻ xuất sắc về mọi mặt, nhưng bạn vẫn là niềm tự hào, là nguồn động lực của bố mẹ. Đây chính là một phần giá trị con người bạn. Giá trị mỗi con người luôn được soi chiếu trên những trục giá trị chung của nhân loại, mà trong đó, trục giá trị mang ý nghĩa quyết định chính là nhân cách. Nghĩa là điều kiện tiên quyết để khẳng định giá trị là cách bạn nhìn nhận cuộc sống tích cực, biết yêu thương, chia sẻ và kính trọng.

Biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, đồng thời, thẳng thắn nhìn nhận điểm yếu để biết cách khắc phục, hạn chế. Có như vậy mới giúp bạn đạt nhiều thành công trong cuộc sống.

icon-date
Xuất bản : 30/10/2023 - Cập nhật : 19/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads