Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, tiếng Việt đã góp phần hình thành nên bản sắc, văn hóa của con người Việt Nam. Là niềm tự hào mỗi khi vang lên trên các diễn đàn quốc tế. Để có được vai trò thiêng liêng đó, Tiếng việt đã làm giàu cho vốn từ của mình bằng cách nào? Tìm hiểu bài viết dưới đây của Toploigiai nhé!
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tiếng việt đã làm giàu cho vốn từ của mình bằng cách nào.
2. Thân bài
- Vốn từ trong Tiếng Việt: Tiếng Việt là một ngôn ngữ có vốn từ ngữ vô cùng phong phú và đa dạng.
- Tiếng Việt đa dạng vì hai ngôn ngữ chính đang cùng có mặt trong kho từ ngữ tiếng Việt, ấy là tiếng thuần Việt, và tiếng Hán Việt.
- Tiếng Việt giàu nhờ sự góp phần của những ngôn ngữ địa phương trên cả nước.
- Tiếng Việt là ngôn ngữ không ngừng sáng tạo và phát triển. Nguyễn Du và “ Truyện Kiều” cũng đóng góp không nhỏ cho sự giàu có này.
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
- Nêu cảm nghĩ.
Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ được cho là khó học nhất trên thế giới. Bởi Tiếng Việt không chỉ là ngôn ngữ vô cùng phong phú mà đây còn là ngôn ngữ luôn luôn phát triển. Trải qua những thời kỳ lịch sử dài, Tiếng Việt vẫn giữ nguyên giá trị cho đến ngày nay, từ thời Bắc thuộc hơn một ngàn năm đến thời kỳ Pháp thuộc hơn một trăm năm, từ dựa vào ký tự chữ Hán, tiếng Việt đã trở thành chữ Nôm để ghi lại tiếng Việt vào thế kỉ mười ba, rồi chữ quốc ngữ ra đời giúp hình thành và phát triển văn xuôi tiếng Việt hiện đại. Cũng như góp phần tích cực vào việc tuyên truyền cách mạng, Tiếng Việt trở nên năng động và tiềm năng phát triển dồi dào. Không những vậy, ngay cả con người Việt Nam, những người vẫn luôn nói Tiếng Việt đã góp phần tạo ra những từ ngữ phù hợp với địa phương họ làm cho Tiếng Việt ngày càng giàu đẹp.
Tiếng Việt không chỉ đa dạng bởi hệ thống các thanh điệu và hai mươi chín chữ cái mà còn phong phú nhờ sự kết hợp ngôn ngữ địa phương của các vùng miền trên còn lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể hơn, đi từ Nam ra Bắc trên mảnh đất hình chữ S này, chúng ta sẽ thấy rõ sự khác nhau về cách sản xuất, sinh hoạt của người dân ở các vùng miền. Tương tự như vậy, từng vùng miền cũng dùng những ngôn ngữ khác nhau được gọi là tiếng địa phương. Ở miền Nam từ "đi về" sẽ thường được phát âm là "đi dề". Ở miền Trung thì người dân sẽ không phân biệt được các phụ âm đầu "D", "Gi" và "N" mà họ chỉ đọc thành "Gi". Chẳng hạn như: dà, già và nhà đều sẽ được người dân nơi đây đọc thành già. Còn với người sống ở miền Bắc, họ lại hay nhầm lẫn các phát âm giữa hai chữ cái "l" và "n" như: “lời lỗ” sẽ được đọc thành “nời nỗ”.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thực tiễn kho tàng tiếng Việt có được sự đa dạng ấy, là bởi suốt quá trình lịch sử hình thành, hiện tượng pha trộn, đồng hóa ngôn ngữ ở người Việt là rất lớn. Có ít nhất “hai ngôn ngữ” chính đang cùng có mặt trong kho từ ngữ tiếng Việt, ấy là tiếng thuần Việt, và tiếng Hán Việt. Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt đi vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái Latinh. Về mặt âm thanh từ Hán Việt khi phát âm gần giống với tiếng Trung Quốc. Trong từ vựng tiếng Việt từ Hán Việt chiếm tỷ lệ cao. Những ví dụ cho từ Hán Việt như quốc, sơn, thuỷ, hỏa,... nếu dịch những chữ này ra thuần việt thì: đất nước, núi, nước, lửa, tất cả những từ vẫn có nghĩa như nhau nhưng cách đọc khác nhau. Tùy vào từng ngữ cảnh, cách dùng từ, cách truyền đạt mà ta thay đổi sự khác nhau ở các từ ngữ. Chính vì vậy mà Tiếng Việt mới rộng mở và dồi dào, không bị bó hẹp, thiếu thốn.
Không chỉ khác nhau về cách phát âm mà ngôn ngữ địa phương còn có sự riêng biệt về mặt từ vựng: Bắp - Ngô, Cá lóc - Cá chuối, Đi làm - Đi mần… Bởi Tiếng Việt giàu nhờ sự góp phần của những ngôn ngữ địa phương trên cả nước. Sự đa dạng và phong phú của Tiếng Việt cũng chính nhờ những sự khác biệt trên mà hệ thống từ vựng cũng như cách phát âm trong tiếng Việt. Không chỉ thế, điều này cũng tạo nên một sự thú vị, có thể nói là hơi khó khăn cho người nước ngoài khi họ học tiếng Việt sau đó đến Việt Nam du lịch. Vì ở Việt Nam, mỗi địa phương lại có cách gọi khác nhau như: Bu (Thái Bình), Bầm (Bắc Ninh), U (Hà Nam), Mạ (Huế) và Má được dùng phổ biến ở khu vực Nam Bộ. Chỉ với một từ "mẹ" mà người Việt Nam đã tạo nên rất nhiều cách gọi khác nhau. Đây vừa là thử thách đối với người nước ngoài khi học tiếng Việt, lại vừa là điều vô cùng thú vị khiến họ muốn tìm hiểu sâu hơn về ngôn ngữ Việt cũng như văn hóa, đất nước, con người Việt Nam.
Hơn bao giờ hết, Tiếng Việt là ngôn ngữ không ngừng sáng tạo và phát triển. Ngoài sự phong phú nhờ các vùng miền, cách phát âm, sự ảnh hưởng của tiếng Hán, các âm điệu và hai mươi chín chữ cái latinh, Tiếng Việt còn là một ngôn ngữ không ngừng học hỏi và đổi mới, cũng như luôn luôn giữ gìn bản sắc nguyên vẹn của mình. Nhắc đến người đã đóng góp vô cùng to lớn cho sự nghiệp làm giàu cho Tiếng Việt không thể không kể đến Nguyễn Du với tác phẩm “Truyện Kiều”. Dù đã qua hai trăm năm, tuy nhiên, việc khai thác các giá trị ngôn ngữ của “Truyện Kiều” là vô cùng rộng lớn, bao gồm cả ba địa hạt chính của hệ thống ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Chứng tỏ tài năng và công lao đóng góp của Nguyễn Du cho kho tàng ngôn ngữ dân tộc là vô cùng to lớn.
Vì vậy là một người Việt Nam, ta nên trân trọng, biết ơn, giữ gìn phẩm giá và không ngừng phát triển Tiếng Việt. Tuy nhiên, ở thời đại ngày nay vẫn có không ít người sử dụng tiếng Việt không đúng như chêm thêm những từ tiếng anh vào. Chúng ta nên nhận thức rõ ta đang sử dụng ở môi trường nào, ai là người nghe, ngữ cảnh như thế nào, nếu người nghe là người Việt thì hãy nói tiếng Việt rõ ràng, không thêm bất kỳ ngôn ngữ nào khác trong khi đối thoại bằng tiếng Việt. Dù cho không sáng tạo thêm, nhưng đó cũng là cách giữ gìn sự trong sáng, sự đẹp đẽ mà chỉ ngôn ngữ Việt Nam mới có.