logo

Từ đoạn trích "Hạnh phúc một tang gia" hãy viết bài văn suy nghĩ về sự bất hiếu của con cháu đối với ông bà, cha mẹ

icon_facebook

Đề bài: Từ đoạn trích "Hạnh phúc một tang gia" trích Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận suy nghĩ về sự bất hiếu của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.

Bài làm

Từ thuở xa xưa, ông bà ta luôn lấy chữ hiếu làm đầu, đạo hiếu được xem là một phẩm chất cao quý của con người Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, mọi thứ đều tân tiến thì những phẩm chất vốn là trách nhiệm của mỗi con người lại bị lãng quên, từ đó đã trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Đạo hiếu dần bị giới trẻ coi là một gánh nặng muốn vứt bỏ, con cháu bất hiếu với ông bà cha mẹ đã trở thành một hiện tượng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức con người và sự phát triển của xã hội. Và Vũ Trọng Phụng nhà văn sinh năm 1912 đã tái hiện xuất sắc cảnh tượng hỗn loạn và kệch cỡm của đám con cháu bất hiếu trong đám tang của cụ cố Tổ - gia đình cụ cố Hồng trích tác phẩm “Số đỏ” trong đoạn trích “Hạnh phúc một tang gia”. Vũ Trọng Phụng đã phơi bày sự thật đau đớn về sự bất hiếu của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Đó chắc chắn là vấn đề không chỉ trong xã hội thực dân nửa phong kiến, mà nó còn mỗi ngày diễn ra trong xã hội 4.0 bây giờ. Sự bất hiếu của con cháu đối với ông bà, cha mẹ cần được lên án và giải quyết, vì đó chính là hành vi trái với đạo đức truyền thống hiểu thảo của dân tộc ta.

Trước hết chúng ta cần hiểu rằng, hiếu thảo là truyền thống tốt đẹp, là đức tính cao quý của mỗi con người chúng ta. Là hành động đền đáp công ơn dưỡng dục, chăm sóc đấng sinh thành của mình. Tuy nhiên, bất hiếu lại là những hành động đối lập, là hành vi thiếu thái độ tôn trọng, không có lễ nghĩa và sự kính trọng yêu thương với ông bà, cha mẹ của chúng ta. Bất hiếu – một loại hành vi đi trái lại với đạo đức xã hội một cách nghiêm trọng. Bất hiếu có những biểu hiện rõ rệt như: Thiếu đi sự quan tâm, chăm sóc cho ông bà cha mẹ. Những đứa con hiện nay có thể dành cả 6 tiếng để ngồi ở café tán gẫu, có thể dùng 3 tiếng để đi chơi bời ở những nơi sập sình, hay có thể dùng cả ngày để đi chơi, nhắn tin với người yêu của mình, nhưng lại không thể dành ra 5 phút đồng hồ để hỏi thăm ông bà, chăm sóc cho cha mẹ. Khi ông bà già yếu và cha mẹ ốm đau là lúc họ cần chúng ta nhất, nhưng lại nhận được từ con cái là sự vô tâm, ngó lơ đi tất cả và coi như đó không phải là trách nhiệm của bản thân mình. Không chỉ đây là hành vi bất hiếu, mà còn là sự vô tâm trong chính mỗi con người, nếu cứ tiếp diễn xã hội chúng ta sẽ đi về đâu? Không những thế, sự bất hiếu còn biểu hiện qua lời nói và những hành động thiếu tôn trọng với ông bà cha mẹ. Đôi khi vì trái ý kiến với nhau, những đứa con sẵn sàng hỗn láo và to tiếng với ông bà, cha mẹ, thậm chí có những hành vi mất nhận tính hơn là đánh đập và mắng chửi. Đó là những biểu hiện của việc bất hiếu đến mất nhân tính, có lẽ với chúng ta sẽ thấy ở mức độ đáng sợ, nhưng với những bậc ông bà, cha mẹ trong hoàn cảnh đó lại thấy đau đớn đến tột cùng, vì đứa con chính họ sinh ra lại bị chúng đối xử tàn nhẫn như thế. Ngoài ra, sự bất hiếu được tạo thành một phần do trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con cái của ông bà, cha mẹ. Có lẽ, do cha mẹ chúng ta đã không dành ra thời gian để bảo ban con cái, không quan tâm đến việc học hành, đạo đức của chính con em mình. Sự bận rộn của cha mẹ trong công việc, không gần gũi con tạo nên cho đứa trẻ một khoảng cách rất lớn với chính cha mẹ của chúng, khiến trách nhiệm về đạo hiếu giảm dần đi. Hay khi sự nuông chiều của ông bà quá mức khiến cho con cháu trở nên ngỗ nghịch và hỗn láo. Sự nuông chiều cho mỗi sự đòi hỏi của con cháu khiến ông bà xiêu lòng, cho chúng tiền ăn chơi, tiêu xài hoang phí dẫn đến việc con cháu không còn nhận thức được trách nhiệm phải lo lắng cho ông bà. 

Từ đoạn trích "Hạnh phúc một tang gia" hãy viết bài văn suy nghĩ về sự bất hiếu của con cháu đối với ông bà, cha mẹ

Những đứa trẻ dần bị ảnh hưởng xấu dẫn đến lối sống thực dụng, coi nhẹ giá trị tinh thần. Đã có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thế hệ con cái chạy theo những thứ xa hoa của thế giới hiện đại, coi trọng mọi thứ hơn cả tình cảm gia đình. Dần bị thoái hóa mọi suy nghĩ, vô tâm với chính những người đã sinh ra và dưỡng dục mình. Những đứa con dần ít quan tâm đến ông bà và cha mẹ, vì có thể với họ vật chất, mạng xã hội là thứ quan trọng hơn tất cả. Ngoài ra, những đứa trẻ có thể thiếu giáo dục về mặt đạo đức từ phía cha mẹ hay nhà trường, có lẽ họ đã quá lỏng lẽo trong việc quản con cháu của mình, giáo dục con về những đức tính cơ bản. Không những thể, các đứa trẻ đang sống trong môi trường tiếp xúc gần với những lối sống thoái mạ, ảnh hưởng từ mạng xã hội là phần trăm chiếm không ít trong vấn đề gây go này. Một số trào lưu coi nhẹ giá trị giá trị gia đình, dẫn đến suy giảm đạo đức lan truyền đầy rẫy trên mạng xã hội khiến nhiều đứa trẻ học theo những hành động không lành mạnh ấy. Và đó cũng chính là nguyên nhân cuối cùng về vấn đề bất hiếu của con cái đối với ông bà, cha mẹ, những tác động tiêu cực của mạng xã hội đã làm thay đổi mọi hành vi và nhận thức của con trẻ, khiến chúng dần coi nhẹ những giá trị của một con người. 

Từ những hành vi gây đảo lộn giá trị truyền thống từ những đứa trẻ, đã gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Chính những hành động bất hiếu ấy, gây tổn thương đau khổ cho chính ông bà cha mẹ, đó là nỗi đau tinh thần, một nỗi đau khó có than thuốc chữa trị. Ông bà có thể mang sự buồn tủi và cô đơn, từ đó có nguy cơ làm tan vỡ hạnh phúc trong gia đình, gây ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội. Gia đình chính là tết bào của xã hội, nếu đổ vỡ, con cái bất hiếu, xã hội cũng sẽ không thể phát triển vững bền. Điều đáng nói, sự bất hiếu còn gây mất giá trị của những đứa trẻ, khi chúng bước ra đời sẽ dẫn đến những hệ lụy tiêu cực cho xã hội. Tuy chỉ là sự ngỗ nghịch trong gai đình, nhưng là một mầm móng phá hoại sự phát triển của nước ta.

Dù vấn đề có nghiêm trọng đến đâu, chúng ta cũng cần tìm ra giải pháp. Và để đẩy lùi vấn đề con cháu bất hiếu với ông bà cha mẹ chúng ta cần có sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Từ phía gia đình, cha mẹ cần tạo thời gian tiếp xúc chơi đùa cùng con cái nhiều hơn, kèm theo khoảng thời gian ấy là dạy cho con những đức tính tốt đẹp. Và đặc biệt, cha mẹ cần làm gương cho con cái, vì chính cha mẹ sẽ là tấm gương phản chiếu cho con noi theo, cha mẹ và ông bà cần dạy dỗ con biết kính trọng và lễ phép với người lớn tuổi. Tiếp theo là phía nhà trường, nhà trường cần đưa ra giáo dục đạo đức và truyền thống hiếu thảo vào những chương trình dạy học. Nhà trường cần tổ chức những hoạt động tại lớp hoặc toàn trường về vấn đề hiếu thảo với người trong gia đình. Đặc biệt cần phối hợp giữa gia dình và nhà trường để giáo dục học sinh về giá trị của con người. Ở phía xã hội, một nơi rộng lớn nhưng vô cùng ảnh hưởng đến đứa trẻ, vì vậy cần có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục về đạo đức. Có thể ở mỗi sách báo, nên tuyên truyền những câu chuyện về lòng hiếu thảo, ngoài ra xã hội cần tổ chức các hoạt động tuyên truyền về mặt giá trị đạo đức cho những đứa trẻ thấm nhuần sự hiếu thảo là như thế nào. Những đứa trẻ là búp măng non của tổ quốc, chúng ta cần có những bài học và biện pháp giúp trẻ phát triển đúng hướng để mai sau có thể giúp đất nước ta phát triển tốt đẹp. 

Lòng hiếu thảo chính là đức tính tốt đẹp của dân tộc ta. Cha mẹ, ông bà là những đấng sinh thành, có công dưỡng dục và nuôi dạy ta, vì vậy phận làm một đứa con cần có trách nhiệm kính trọng và yêu thương họ. Sự bất hiếu cần được lên án và đẩy lùi khỏi xã hội, nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến giáo dục của một đất nước. Gia đình, nhà trường và xã hội cần chung tay hợp sức giáo dục nhữn đứa trẻ ngày một tốt hơn. Bên cạnh đó, chính những đứa trẻ cần nên hiểu rằng, cha mẹ ông bà đã vì chúng ta hy sinh cả tuổi đời, chúng ta cần đối đáp bằng lòng hiếu thảo, đó mới chính là giá trị thật thụ của một con người.

icon-date
Xuất bản : 11/05/2024 - Cập nhật : 11/05/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads