Phần phản biện trong một bài nghị luận xã hội luôn là phần thu hút, tạo điểm nhấn trong bài viết, chứng minh được sự hiểu biết của em về vấn đề dưới góc độ khác và kỹ năng làm bài sao cho thuyết phục được người đọc. Dưới dây là những cách để gây ấn tượng với phần phản biện của đoạn văn nghị luận xã hội:
1. Cần đọc thêm nhiều thể loại sách để làm phong phú tri thức, khi gặp một vấn đề cần phải phản biện thì khi đó việc sở hữu kho tàng trí thức của riêng mình sẽ giúp em có sự liên kết phong phú, nhìn nhận vấn đề ở một khía cạnh khác với đề tài, bộc lộ suy nghĩ không theo khuôn mẫu, truyền thống, tìm ra được cái mới không có sẵn dễ dàng khơi gợi được sự hứng thú của người đọc.
2. Lập luận, phân tích, chứng minh luôn là yếu tố quan trọng thuyết phục người nghe, đọc. Để gây ấn tượng với phần phản biện, trong bài ngoài việc mở rộng vấn đề nhìn theo một chiều hướng khác thì em cần phải làm cho bài có sự liên kết logic hợp lí, không phức tạp, lạc đề hay viết bài dài dòng, lê thê không đúng trọng tâm.
3. Không nên nên nhìn nhận vấn đề theo hướng tiêu cực, quá phiến diện mà cần phải viết ở nhiều góc độ với nhiều cách giải quyết vấn đề khác nhau trong cuộc sống, học tập,…mang tính tích cực.
4. Tiếp cận nhiều thông tin nổi bật, mang tính xác thực, không lựa chọn nhắc đến những thông tin không đúng, mơ hồ, điều đó sẽ làm cho bài phản biện không có dẫn chứng thuyết phục người đọc.
5. Có thể sử dụng những dẫn chứng thực tế (về nhân vật nổi tiếng, truyền cảm hứng,…) để làm cho lời phản biện sắc bén, không còn là lời văn, lời nói mà còn có sự xuất hiện của sự thật, việc thật trong cuộc sống của chúng ta.
6. Cần trau chuốt trong việc dùng từ ngữ thể hiện, việc dùng thông thạo sức mạnh của ngôn từ cũng chính là một trong những cách thức làm cho bài phản biện của mình nổi trội hơn, thu hút sự chú ý, tò mò và làm cho dụng ý dễ dàng được truyền đạt tới người đọc, người nghe.