logo

Nêu ý nghĩa của công thức hóa học CuSO4

Mỗi chất xung quanh chúng ta đều có một công thức hóa học riêng. Mỗi công thức cho ta biết nguyên tố tạo ra chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố và phân tử khối của chất đó. Cùng Toploigiai nêu ý nghĩa của công thức hóa học CuSO4 để hiểu rõ hơn về công thức hóa học của một chất nhé!


1. Thế nào là công thức hóa học?

Chúng ta đã được học khái niệm công thức hóa học trong sách giáo khoa lớp 8. Theo đó, công thức hóa học là một ký hiệu mô tả số lượng và tên nguyên tử có trong 1 phân tử nhất định. 

Tùy thuộc vào mỗi chất mà công thức hóa học có những quy định khác nhau. Cụ thể như sau:

a. Công thức hóa học của đơn chất

Dạng công thức này chỉ gồm kí hiệu hóa học của nguyên tố đó. Tuy nhiên, chỉ số của công thức sẽ có sự khác nhau:

- Đối với đơn chất kim loại thì công thức hóa học chính là kí hiệu hóa học của nguyên tố đó. Ví dụ: Kí hiệu hóa học của sắt là Fe nên công thức hóa học của sắt là Fe.

- Đối với đơn chất phi kim:

+ Nếu phi kim đó ở thể rắn thì dùng kí hiệu hóa học làm công thức hóa học. Ví dụ: Công thức hóa học của Carbon, lưu huỳnh là C, S.

+ Một số phi kim khác có phân tử gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau nên công thức có dạng Ax trong đó A là kí hiệu hóa học, x là chỉ số 2. Ví dụ: Cl2, H2

Nêu ý nghĩa của công thức hóa học CuSO4

b. Công thức hóa học của hợp chất

Hợp chất gồm các đơn chất kết hợp với nhau nên công thức hóa học của hợp chất gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố hợp thành và chỉ số ở chân có dạng AxBy

Trong đó: 

+ A, B là kí hiệu hóa học của nguyên tố

+ x, y, là chỉ số nguyên tử của nguyên tố A, B,… (x, y,… là những số nguyên, nếu bằng 1 thì không ghi)

Ví dụ: Công thức hóa học của Đồng sunlfat là CuSO4.


2. Ý nghĩa của công thức hóa học

Khi đã xác định được công thức hóa học của một chất, nhìn vào đó ta sẽ biết được một số điểm sau:

- Những nguyên tố tạo thành chất đó là gì?

- Mỗi nguyên tố này có bao nhiêu nguyên tử?

- Phân tử khối của chất này là bao nhiêu.

Ví dụ: Nêu ý nghĩa của công thức hóa học CuSO4 như sau:

- Nguyên tố tạo ra chất CuSO4 là Cu, S và O

- Trong phân tử CuSO4 có: 1 nguyên tử Cu, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O

- Từ đó, ta rút ra được phân tử khối của CuSO4 là: 64 + 32 + 16x4 = 160 đvC 

>>> Xem thêm: Ý nghĩa của công thức hóa học?


3. Phân loại công thức hóa học

Có nhiều loại công thức hóa học, nhưng phổ biến nhất là chia làm 4 loại gồm:

- Công thức phân tử: dạng công thức này thể hiện số lượng nguyên tử thực tế của từng phân tử. Ví dụ: C2H5OH, CaCl2.

- Công thức cấu trúc: Để mô tả chi tiết, rõ dàng hơn thì người ta dùng công thức cấu trúc. Công thức cấu trúc thể hiện liên kết hóa học giữa các phân tử, nhìn vào cong thức cấu trúc người đọc có thể hiểu được các nguyên tử kết nối với nhau bằng cách nào? Làm sao để phân tử đó hoạt động trong không gian. Công thức cấu trúc là dạng quan trọng, các bạn sẽ được học trong phần hóa hữu cơ.

- Công thức thực nghiệm: biểu diễn dạng tổng quát hoặc rút gọn tùy thuộc vào công thức hóa học của chất đó. Người ta xác định công thức thực nghiệm bởi trọng lượng của nguyên tử trong phân tử. Một số chất có công thức phân tử và công thức thực nghiệm như nhau.

- Công thức cô đặc: Dạng công thức này là biến thể đặc biệt của công thức thực nghiệm hoặc công thức cấu trúc. Công thức cấu trúc cô đặc dược phép bỏ qua các ký hiệu cho H và C trong cấu trúc, chỉ cần đưa ra được các liên kết hoá học và công thức của các nhóm chức của chất đó.

--------------------

Trên đây Toploigiai vừa giúp bạn nêu ý nghĩa của công thức hóa học CuSO4. Ngoài ra, chúng tôi còn nêu chi tiết về công thức hóa học, ý nghĩa và phân loại công thức hóa học giúp bạn hiểu câu hỏi hơn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 02/11/2022 - Cập nhật : 02/11/2022