logo

Nêu vai trò của sụn tăng trưởng

Câu hỏi: Nêu vai trò của sụn tăng trưởng?

 Trả lời:

Các tế bào ở sụn tăng trưởng có vai trò phân chia và hoá xương làm xương dài ra.

Đến tuổi trưởng thành, sự phân chia của sụn tăng trưởng không còn thực hiện được nữa, do đó người không cao thêm. Nếu 2 đầu sụn này không tăng trưởng nữa thì dù có tập luyện hay thêm can xi trong thực đơn hàng ngày xương cũng cũng không dài ra được nữa, chiều cao đứng lại không cao thêm được nữa . Có tăng trưởng chiều cao được hay không là nhờ sụn tăng trưởng này ở 2 đầu xương có còn tăng trưởng hay không.

[CHUẨN NHẤT] Nêu vai trò của sụn tăng trưởng

Cùng Top lời giải tìm hiểu về vị trí & cách kích thích sụn tăng trưởng cũng như chức năng lẫn sự to và dài ra của xương trong phần dưới đây bạn nhé !


1. Sụn tăng trưởng là gì?

Sụn tăng trưởng là cấu trúc sụn nằm ở đầu các xương dài. Sụn tăng trưởng này chỉ tồn tại trong thời kỳ phát triển, biến mất khi con người qua tuổi dậy thì, tối đa không quá 20 tuổi. Quá trình tăng sinh của sụn tăng trưởng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của con người.

Cấu trúc của sụn tăng trưởng bao gồm các tế bào chondrocytes lơ lửng trong bộ khung được tạo ra từ các sợi collagen. Các tế bào chondrocytes sẽ trải qua một số giai đoạn trưởng thành cho đến khi chúng chết đi, và được thay thế bằng các nguyên bào xương, tế bào hủy xương và xương cứng.


2. Vị trí của sụn tăng trưởng

Sụn tăng trưởng là một cấu trúc sụn nằm gần đầu của nhiều xương như xương dài, xương ống ngắn của bàn tay, bàn chân và các đốt sống của trẻ em

=> Sụn tăng trưởng nằm gần đầu của xương.

Sụn tăng trưởng được bao bọc bởi xương cứng và xương xốp. Mặt của sụn sẽ bị nguyên bào xương xâm lấn dần dần. Các nguyên bào xương này sẽ lắng đọng khoáng chất trên 1 mặt của sụn tăng trưởng. Cùng với đó, các tế bào chondrocytes trong đĩa tăng trưởng tiếp tục tổng hợp sụn duy trì khối lượng của sụn tăng trưởng.

Nhờ đó, xương dài ra liên tục trong suốt quá trình phát triển. Collagen và các protein khác, cũng như các polysaccharide ở bề mặt khoáng hóa của sụn tăng trưởng bị dị hóa và thay thế bằng các protein và polysaccharide dành riêng cho xương bởi các nguyên bào xương. Khi đến tuổi trưởng thành, sụn tăng trưởng sẽ được thay thế hoàn toàn bằng xương và quá trình sản sinh sụn tăng trưởng dừng lại.


3. Tốc độ tăng trưởng của sụn tăng trưởng qua các giai đoạn trưởng thành của trẻ

Tốc độ tăng trưởng của trẻ tăng nhanh chóng ở giai đoạn sơ sinh, giảm dần trong thời thơ ấu và tăng nhanh trở lại ở tuổi vị thành niên, sau đó lại suy giảm và chấm dứt ở tuổi trưởng thành.

Trong thời kỳ thai nhi, em bé phát triển rất nhanh trong bụng mẹ, từ khi thai được 12 tuần cho đến khi đủ tháng, chiều dài tăng từ khoảng 6cm đến xấp xỉ 50 cm. Tuy nhiên, sau sinh, tốc độ tăng trưởng giảm nhanh chóng, giảm dần trong giai đoạn sơ sinh và thời thơ ấu.  Đến thời điểm trước khi bắt đầu dậy thì, trẻ chỉ cao lên được khoảng 5cm/năm.

Tuy nhiên, bước vào tuổi dậy thì, các tuyến sinh dục tăng sản xuất các steroid sinh dục, gây tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của trẻ. Estrogen góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển bằng cách kích thích tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng. Androgen từ các tuyến thượng thận hoặc tuyến sinh dục, cũng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng ở tuổi dậy thì. Ngoài ra, estrogen cũng làm tăng tốc độ trưởng thành của đĩa sụn tăng trưởng.

Vì vậy, ở trẻ dậy thì sớm, estrogen không chỉ gây ra tăng trưởng nhanh, mà còn làm tăng tốc độ cốt hóa của sụn tăng trưởng (phản ánh qua tuổi xương) và gây ngừng tăng trưởng sớm, làm giảm chiều cao của trẻ.

Thông thường, các sụn tăng trưởng của bé gái đóng lại khi khoảng 14-15 tuổi, còn các bé trai đóng vào khoảng gần 16-17 tuổi. Điều này xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn ở từng người. Ngoài ra, các đĩa sụn tăng trưởng ở những xương khác nhau cũng đóng vào những thời điểm khác nhau.

Ở trẻ em, để biết được mức độ trưởng thành của đĩa sụn tăng trưởng có thể đánh giá gián tiếp từ phim chụp X-quang bàn tay trái và cổ tay. Trên phim X-quang, tuổi xương của trẻ được xác định bằng cách quan sát mức độ sụn đã được chuyển hóa thành xương. Tuổi xương trên X-quang là 1 dấu hiệu cho thấy mức độ trưởng thành của sụn tăng trưởng, giúp dự đoán khả năng tăng trưởng còn lại và dự đoán chiều cao khi trưởng thành.


4. Cách kích thích sụn tăng trưởng

Sụn tăng trưởng có chức năng làm xương dài ra. Do đó, khi muốn cải thiện chiều cao cho bé thì các bạn có thể kích thích sụn tăng trưởng theo một số cách dưới đây:

+ Tắm nắng

Thực tế, sự phát triển của sụn tăng trưởng có chu kỳ sinh học kéo dài 24 giờ. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ kích hoạt sự phiên mã của các peptide điều hòa khác nhau, bao gồm cả những peptide kiểm soát sự phát triển của bộ xương và cân bằng nội môi. Do đó, hãy dành thời gian tắm nắng từ 15-20 phút mỗi ngày để kích thích sụn tăng trưởng phát triển nhé.

+ Giữ trọng lượng cơ thể hợp lý

Thừa cân sẽ gây áp lực cho sụn, khiến nó phải chịu sự đè nén tăng lên, vượt quá khả năng mà sụn được thiết kế để xử lý, cản trở sự phát triển của sụn. Do đó, hãy duy trì cân nặng trong ngưỡng chuẩn, phù hợp với độ tuổi và chiều cao để giúp sụn tăng trưởng phát triển thuận lợi.

+ Uống nước

65-80% trọng lượng sụn là nước, giúp sụn giữ được độ ổn định cao. Bổ sung đủ nước sẽ giúp đảm bảo chất lỏng trong sụn, tăng khả năng chịu lực và giúp quá trình tổng hợp sụn đạt hiệu quả cao.

+ Vận động

Các bộ môn thể thao có tính chu kỳ như: Bơi lội, đạp xe, đi bộ, nâng tạ sẽ kích thích sản sinh sụn nhiều hơn. Hãy tích cực tập luyện các bộ môn thể thao này hằng ngày để sụn phát triển tốt nhé.

+ Chế độ ăn uống khoa học

Áp dụng thực đơn ăn uống có trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp củng cố sụn và thúc đẩy sự phát triển sụn, đồng thời chăm sóc sức khỏe tốt.

[CHUẨN NHẤT] Nêu vai trò của sụn tăng trưởng (ảnh 2)

5. Sự to ra và dài ra của xương

- Sự to ra của xương:

+ Tế bào ở màng xương phân chia → các tế bào mới → đẩy vào trong và hóa xương → xương to ra

+ Ở người trưởng thành sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương → không cao thêm

+ Người già: xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành và tỷ lệ cốt giao giảm → xương xốp, giòn, dễ gãy, sự phục hồi diễn ra chậm, không chắc chắn.

-  Sự dài ra của xương:

+ Ta nhận thấy xương có sự dài ra. Sự dài ra ở xương là nhờ vào sự phân chia của các tế bào ở sụn tăng trưởng.


6. Chức năng của xương người

Xương là bộ phận có nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể, bao gồm cho phép cơ thể chuyển động, bảo vệ các cơ quan nội tạng. Bên cạnh đó, xương cũng chứa một số chức năng khác, chẳng hạn như:

+ Cơ học: Xương tạo ra một khung chắc chắn để nâng đỡ cơ thể. Ngoài ra, các cơ, gân và dây chằng kết nối với xương để giúp cơ thể di chuyển linh hoạt. Không có khung xương, cơ thể không thể di chuyển.

+ Tổng hợp các chất dinh dưỡng: Xương tạo ra hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. Ngoài ra, các tế bào hồng cầu lão hóa hoặc bị lỗi cũng được phá hủy bên trong tủy xương.

+ Lưu trữ khoáng chất: Xương lưu trữ và dự trữ các khoáng chất, đặc biệt là canxi và photpho. Xương cũng đảm bảo một số yếu tố tăng trưởng, chẳng hạn như insulin.

+ Dự trữ chất béo: Các axit béo được lưu trữ bên trong các mô mỡ của tủy xương.

+ Cân bằng nồng độ pH: Xương có thể giải phóng hoặc hấp thụ muối kiềm. Điều này giúp máu được giữ ở mức pH thích hợp.

+ Hỗ trợ giải độc cho cơ thể: Xương có thể hấp thụ các loại kim loại năng và các yếu tố độc hại khác từ máu.

+ Chức năng nội tiết: Xương tiết ra các hormone hoạt động trên thận và ảnh hưởng đến việc điều chỉnh lượng đường trong máu và lắng đọng chất béo.

+ Cân bằng canxi: Xương có thể tăng hoặc giảm lượng canxi trong máu bằng cách hình thành hoặc phá vỡ xương trong một quá trình gọi là tái hấp thu.

Top lời gải cảm ơn sự quan tâm của quý bạn đọc! Chúc bạn một ngày làm việc, học tập đầy nhiệt huyết!

icon-date
Xuất bản : 29/11/2021 - Cập nhật : 05/12/2021