logo

Cấu tạo của khoang miệng phù hợp với chức năng tiêu hóa?

Câu hỏi: Cấu tạo của khoang miệng phù hợp với chức năng tiêu hóa?

Trả lời:

Khoang miệng có cấu tạo phù hợp với chức năng cắn, xé, nhai, nghiền, đảo, trộn thức ăn thấm đều nước bọt và tạo viên thức ăn.

- Răng phân hóa thành 3 loại để phù hợp với chức năng của nó:

+ Răng cửa : cắn, xé thức ăn

+ Răng nanh : xé thức ăn

+ Răng hàm : nhai, nghiền nát thức ăn

- Lưỡi : cấu tạo bởi hệ cơ khỏe, linh hoạt phù hợp với chức năng đảo trộn thức ăn

- Má, môi: tham gia giữ thức ăn trong khoang miệng 

- Tuyến nước bọt: lượng nước bọt tiết ra khi ăn để thấm đều thức ăn (đặc biệt là loại thức ăn khô) trong nước bọt có emzin amilaza biến đổi tinh bột chín -> đường đôi

[CHUẨN NHẤT] Cấu tạo của khoang miệng phù hợp với chức năng tiêu hóa?

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về khoang miệng nhé:


1. Vị trí và cấu tạo khoang miệng

Khoang miệng nằm ở phía trước trên của mặt, dưới khoang mũi. Nó được giới hạn bởi:

- Môi, má ở phía trước( ngoài) và phía bên.

- Khẩu cái ở phía trên

- Sàn miệng ở phía dưới

- Yết hầu ở phía sau(trong) ăn thông với khoang miệng.

[CHUẨN NHẤT] Cấu tạo của khoang miệng phù hợp với chức năng tiêu hóa? (ảnh 2)

Khoang miệng mở ra mặt thông qua khe miệng. Trong khi phía sau khoang miệng thông với hầu họng thông qua một lối đi hẹp gọi là eo hầu họng, được bao quanh bởi vòm miệng mềm và vòm hầu.

Một số xương đóng góp vào khung hình thành khoang miệng. Bao gồm các xương hàm trên, xương khẩu cái và xương thái dương được ghép nối với nhau. Các xương bướm và xương móng đơn độc.

Cung răng phân chia khoang miệng thành 2 khu vực:

- Ngoài cung răng là hành lang miệng (tiền đình miệng)

- Trong cung răng là xoang miệng chính.

Bên trong khoang miệng liên tục được bôi trơn bởi các tuyến nước bọt cũng tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn bằng cách tiết ra các enzyme bắt đầu quá trình tiêu hóa carbohydrate. Các tuyến này là các tuyến mang tai, dưới hàm và dưới lưỡi.


2. Quá trình tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng

Miệng thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, nghiền xé và nhào trộn thức ăn với nước bọt để tạo thành viên nuốt. Quá trình tiêu hóa ở miệng bao gồm hành động nhai và nuốt. Vì phản xạ nuốt là tự động nên khi ăn, con người phải nhai kỹ để không bị nghẹn.

Dịch tiêu hóa ở miệng là nước bọt được tiết ra bởi các tuyến nước bọt. Nước bọt là một chất lỏng có tính kiềm, giúp làm mềm thức ăn, làm ẩm miệng và hỗ trợ quá trình nuốt. Ngoài ra, nước bọt còn chứa enzyme amylase - bắt đầu phân hủy carbohydrate trong miệng.

Kết quả tiêu hóa ở miệng: Chưa phân giải các chất protid và lipid, phân giải một phần nhỏ tinh bột chính thành đường maltoza. Vì thời gian thức ăn lưu lại trong miệng chỉ khoảng 15 - 18 giây (rất ngắn) nên sự phân giải không đáng kể, chưa có hiện tượng hấp thu.


3. Lợi ích của vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Việc giữ gìn vệ sinh răng miệng luôn được các nhà khoa học, nha sĩ nhắc nhở, khuyến khích mọi người nên thực hiện thường xuyên vì những lợi ích mà nó mang lại. Thao tác đánh răng đúng cách sẽ loại bỏ những mảng bám trên bề mặt răng, giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ, hạn chế tối đa các bệnh do vi khuẩn gây nên như sâu răng, viêm lợi. Một hàm răng được chăm sóc cẩn thận được trắng sáng, hơi thở trong miệng cũng sẽ thơm tho giúp hàm răng có tính thẩm mỹ cao, chúng ta tự tin hơn trong mọi hoạt động giao tiếp hàng ngày mà không phải ngại ngùng. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh răng miệng hiệu quả nhất. Theo các nhà nghiên cứu, các bệnh răng miệng có sự ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống miễn dịch của cơ thể con người. Khi sức khỏe của răng miệng tốt giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể tốt lên, tránh được các bệnh viêm nhiễm khác…


4. Những sai lầm trong vệ sinh răng miệng

Đánh răng không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công vào răng, nướu, làm mòn lớp men răng và gây hiện tượng nhạy cảm ê buốt răng.

- Sử dụng nước súc miệng là sản phẩm hỗ trợ giúp làm sạch răng miệng và loại bỏ các mảng bám trên răng. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều lần trong 1 ngày có thể làm thay đổi môi trường cân bằng vùng miệng và diệt những vi khuẩn có lợi ở trong khoang miệng.

- Việc đánh răng quá kỹ hoặc chà xát mạnh không những không sạch răng mà còn có nguy cơ làm tổn thương răng và nướu.

- Trên thực tế, bàn chải có lông cứng sẽ không có tác dụng loại bỏ mảng bám tốt hơn bàn chải lông mềm. Khi kết hợp cùng việc đánh răng quá kỹ, loại bàn chải này sẽ gây ra nhiều cảm giác khó chịu trong suốt quá trình chải răng và có thể bị chảy máu khi chà mạnh.

- Chỉ đến nha sĩ khi răng sâu, răng đau: Đây là một trong những quan niệm sai lầm mà nhiều người mắc phải. Có rất nhiều vấn đề về răng miệng có tiến triển âm thầm, nhất là viêm nha chu. Phát hiện trễ các vấn đề răng miệng sẽ khiến bạn tốn nhiều chi phí và thời gian hơn để điều trị .

icon-date
Xuất bản : 22/11/2021 - Cập nhật : 23/11/2021