logo

Xương dài được cấu tạo gồm 2 phần, đó là

Câu hỏi: Xương dài được cấu tạo gồm 2 phần, đó là:

A: Hai đầu xương và thân xương.

B: Màng xương, mô xương cứng.

C Sụn bọc đầu xương, mô xương xốp.

D: Màng xương, mô xương.

Trả lời:

Chọn đáp án: A

Cấu tạo một xương dài gồm có : hai đầu xương và thân xương

Xương dài được cấu tạo gồm 2 phần, đó là

Cùng Top lời giải tìm hiểu về xương người nhé:


I. Các loại xương trong cơ thể

Bộ xương người gồm 206 xương, phần lớn các xương đối xương (xương chẵn). Các xương trong cơ thể được phân loại theo hình thể và cấu trúc xương.

Phân loại theo hình thể

Mỗi xương của bộ xương người có một hình thể khác nhau, tùy theo chức năng ở từng đoạn cơ thể. Phụ thuộc vào hình thể, xương được chia thành 4 loại chính, bao gồm:

* Xương dài: Phần lớn các xương dài là xương tứ chi, chẳng hạn như xương cánh tay, cẳng tay, xương đùi và cẳng chân. Các xương này được cấu tạo phù hợp với các động tác vận động rộng. Cấu tạo một xương dài gồm có:

- Hai đầu xương là mô xương xốp, có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung tạo ra các ô trống có chứa tủy đỏ. Bọc 2 đầu xương là lớp sụn.

- Thân xương có hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có: màng xương mỏng → mô xương cứng → khoang xương

+ Khoang xương chứa tủy xương, tủy đỏ (trẻ em), tủy vàng (người trưởng thành).

* Xương ngắn: Bao gồm các xương như cổ tay, cổ chân, được cấu tạo để thực hiện các hoạt động hạn chế nhưng yêu cầu mềm dẻo và phối hợp. Cấu tạo xương ngắn:

-  Xương ngắn và xương dẹt không có cấu tạo hình ống.

- Bên ngoài là mô xương cứng, bên trong là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc nhỏ chứa đầy tủy đỏ.

* Xương dẹt: Là các xương ở vòm sọ, xương bả vai, xương chậu và có chức năng bảo vệ cơ thể. Cấu tạo xương dẹt:

-  Xương ngắn và xương dẹt không có cấu tạo hình ống.

- Bên ngoài là mô xương cứng, bên trong là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc nhỏ chứa đầy tủy đỏ.

* Xương không đều hay xương bất định hình: Đây là các xương có hình thể phức tạp, không được xếp vào các loại chính, chẳng hạn như xương hàm trên, xương thái dương hoặc các xương nền sọ.

* Xương vừng: Đây là các xương nhỏ, nằm ở bên trong gân cơ và thường được đệm vào các khớp để giảm độ ma sát của gân, cơ và giúp màng xương hoạt động tốt hơn. Xương bánh chè là một xương vừng lớn và quan trọng trong cơ thể.


II. Cấu tạo và tính chất của xương

Cấu tạo và sự phát triển của xương

Cấu tạo và chức năng của xương: Hai đầu xương là mô xương lồi có các xương xếp theo kiểu đường thẳng, phân tán lực tác động và tạo ô chứa tủy xương. Bọc hai đầu xương là lớp sụn để giảm các lực ma sát trong đầu xương. Đoạn giữa là trục xương. Thân xương hình trụ, cấu tạo từ ngoài vào trong có: màng bảo vệ mỏng, mô xương và khoang xương. Màng xương giúp xương phát triển về bề ngang. Mô xương cứng chịu lực, đảm bảo tính vững chắc cho xương. Khoang xương chứa tủy xương, ở trẻ em là tuỷ đỏ sinh hồng cầu; ở người trưởng thành tủy đỏ được thay bằng mô mỡ màu vàng nên gọi là tủy vàng.

Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt: xương ngắn và xương dẹt không có cấu tạo hình ống, bên ngoài là mô xương cứng, bên trong lớp mô xương cứng là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và hốc trống nhỏ (như mô xương xốp ở đầu xương dài) chứa tủy đỏ.

Xương to ra về chiều ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy tế bào cũ vào trong rồi hóa xương. Xương dài ra là nhờ quá trình phân bào ở sụn tăng trưởng. Ở tuổi thiếu niên xương phát triển nhanh. Đến 18 - 20 tuổi ở nữ hoặc 20 - 25 tuổi đối với nam xương phát triển chậm lại. Ở người trưởng thành, sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương, vì thế người không cao thêm. Người già xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành, tỉ lệ cốt giao giảm, vì vậy xương người già xốp giòn và dễ gãy và nếu gãy thì xương phục hồi rất chậm, không chắc chắn.

Thành phần hóa học và tính chất của xương

Xương có hai đặc tính cơ bản: mềm dẻo và bền chắc. Nhờ tính mềm dẻo nên xương có thể chống lại tất cả các lực cơ học tác động vào cơ thể, nhờ tính bền chắc mà bộ xương có thể nâng đỡ cơ thể. Độ bền chắc của xương người trưởng thành có thể gấp 30 lần so với loại gạch tốt. Sở dĩ xương có được hai tính chất trên là nhờ vào thành phần hóa học. Xương được cấu tạo từ 2 chất chính: một loại chất hữu cơ gọi là cốt giao và một số chất vô cơ là các muối calci. Chất khoáng làm cho xương bền chắc, cốt giao đảm bảo tính mềm dẻo. Tỉ lệ cốt giao thay đổi tùy theo tuổi. Trong xương người trưởng thành, cốt giao chiếm 1/3 còn các muối calci chiếm khoảng 2/3. Nếu ta đem tách riêng hai chất này thì xương không đạt đủ hai đặc tính trên.

Thí nghiệm: lấy hai xương đùi ếch: một xương ngâm trong dung dịch a-xit clo-hi-đric (HCl) 10% để hòa tan hết các muối calci, còn một xương đốt trên ngọn lửa đèn cồn để đốt cháy hết cốt giao. Sau 10 - 15 phút lấy đoạn xương ngâm trong HCl 10% ra ta dễ dàng uốn cong, thậm chí thắt nút lại được như một sợi dây đoạn xương này vì nó rất mềm. Đợi đến khi không còn khói bay lên ta tắt đền cồn rồi bóp nhẹ phần xương đã đốt thì thấy nó vỡ vụn ra. Tuy vậy khi lấy hai đoạn xương ra chúng vẫn giữ nguyên hình dạng.

Ở trẻ em, cốt giao lại chiếm tỉ lệ cao hơn so với muối calci, vì vậy xương trẻ em mềm dẻo hơn xương người lớn.


III. Chức năng của xương người

Xương là bộ phận có nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể, bao gồm cho phép cơ thể chuyển động, bảo vệ các cơ quan nội tạng. Bên cạnh đó, xương cũng chứa một số chức năng khác, chẳng hạn như:

Xương dài được cấu tạo gồm 2 phần, đó là (ảnh 2)

Xương cho phép cơ thể di chuyển và bảo vệ các cơ quan bên trong cơ thể

- Cơ học: Xương tạo ra một khung chắc chắn để nâng đỡ cơ thể. Ngoài ra, các cơ, gân và dây chằng kết nối với xương để giúp cơ thể di chuyển linh hoạt. Không có khung xương, cơ thể không thể di chuyển.

- Tổng hợp các chất dinh dưỡng: Xương tạo ra hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. Ngoài ra, các tế bào hồng cầu lão hóa hoặc bị lỗi cũng được phá hủy bên trong tủy xương.

- Lưu trữ khoáng chất: Xương lưu trữ và dự trữ các khoáng chất, đặc biệt là canxi và photpho. Xương cũng đảm bảo một số yếu tố tăng trưởng, chẳng hạn như insulin.

- Dự trữ chất béo: Các axit béo được lưu trữ bên trong các mô mỡ của tủy xương.

- Cân bằng nồng độ pH: Xương có thể giải phóng hoặc hấp thụ muối kiềm. Điều này giúp máu được giữ ở mức pH thích hợp.

- Hỗ trợ giải độc cho cơ thể: Xương có thể hấp thụ các loại kim loại năng và các yếu tố độc hại khác từ máu.

- Chức năng nội tiết: Xương tiết ra các hormone hoạt động trên thận và ảnh hưởng đến việc điều chỉnh lượng đường trong máu và lắng đọng chất béo.

- Cân bằng canxi: Xương có thể tăng hoặc giảm lượng canxi trong máu bằng cách hình thành hoặc phá vỡ xương trong một quá trình gọi là tái hấp thu.

icon-date
Xuất bản : 19/11/2021 - Cập nhật : 19/11/2021