Khoa học tự nhiên, hay Tự nhiên học, (tiếng Anh:Natural science) là một nhánh của khoa học, có mục đích nhận thức, mô tả, giải thích và tiên đoán về các hiện tượng và quy luật tự nhiên, dựa trên những dấu hiệu được kiểm chứng chắc chắn. Trong khoa học tự nhiên, giả thuyết được sử dụng rộng rãi để xây dựng những lý thuyết khoa học.
Các môn khoa học tự nhiên tạo nên cơ sở cho các khoa học ứng dụng. Các khoa học tự nhiên và ứng dụng lại được phân biệt với các ngành khoa học xã hội, nhân văn, thần học, và nghệ thuật.
Các ngành Toán học, Thống kê và Tin học cung cấp nhiều công cụ và khung làm việc được sử dụng trong các ngành khoa học tự nhiên. Ở Việt Nam, ba ngành này được xếp vào loại khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước nói tiếng Anh, không có quan điểm như vậy.
Thiên văn học, nghiên cứu về các thiên thể và hiện tượng bên ngoài bầu khí quyển Trái Đất, ví dụ sao, thiên hà, v.v..
Sinh học, nghiên cứu về sự sống.
Sinh thái học và Khoa học môi trường, nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa sự sống và môi trường.
Hóa học, nghiên cứu cấu tạo, các phản ứng hóa học, cấu trúc, và các tính chất của vật chất và các biến đổi lý hóa mà chúng trải qua.
Khoa học Trái Đất, nghiên cứu về Trái Đất, các chuyên ngành gồm có:
Địa chất học
Thủy văn (Hydrology)
Khí tượng học
Địa vật lý và Hải dương học
Khoa học đất
Vật lý học, nghiên cứu các thành phần cơ bản của vũ trụ, các lực và tương tác của chúng, và các kết quả của các lực này.
Có thể nói công nghệ xuất hiện đồng thời với sự hình thành xã hội loài người. Từ “Công nghệ” xuất phát từ chữ Hy Lạp (τεκηνε – Tekhne) có nghĩa là một công nghệ hay một kỹ năng và (λογοσ – logos) có nghĩa là một khoa học, hay sự nghiên cứu. Như vậy thuật ngữ technology (Tiếng Anh) hay technologie (Tiếng Pháp) có nghĩa là khoa học về kỹ thuật hay sự nghiên cứu có hệ thống về kỹ thuật – thường được gọi là công nghệ học.
Ở Việt Nam, cho đến nay công nghệ thường được hiểu là quá trình tiến hành một công đoạn sản xuất là thiết bị để thực hiện một công việc (do đó công nghệ thường là tính từ của cụm thuật ngữ như: qui trình công nghệ, thiết bị công nghệ, dây chuyển công nghệ). Cách hiểu này có xuất xứ từ định nghĩa trong từ điển kỹ thuật của Liên Xô trước đây: “công nghệ là tập hợp các phương pháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên, vật liệu hay bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh”. Theo những quan niệm này, công nghệ chỉ liên quan đến sản xuất vật chất.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, khởi đầu từ Mỹ rồi Tây Âu đã sử dụng thuật ngữ “công nghệ” để chỉ các hoạt động ở mọi lĩnh vực, các hoạt động này áp dụng những kiến thức là kết quả của nghiên cứu khoa học ứng dụng – một sự phát triển của khoa học trong thực tiễn – nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động của con người.
Khái niệm công nghệ này dần dần được chấp nhận rộng rãi trên thế giới, ví dụ thể hiện ở việc thay đổi tên gọi của các tạp chí lớn trên thế giới như “Tạp chí khoa học và kỹ thuật – Science et technique” đổi thành “Khoa học và công nghệ Scince et technogie”.
Trả lời: Mối liên hệ giữa các ngành khoa học tự nhiên và công nghê với sử học là mối liên hệ gắn bó, tương hỗ và ngày càng quan trọng trong xu thế phát triển liên ngành, đa ngành của các lĩnh vực khoa học ngày nay.
– Lấy ví dụ: Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long, khu vực chính điện Kính Thiên, năm 2021. các nhà khoa học tìm thấy một dấu tích kiến trúc rất độc đáo. Đó là một dấu tích kiến trúc tròn đường kính hơn 5m, chung quanh có dấu tích cống ngầm và lớp văn hóa dày đặc gạch, ngói và dấu tích cháy, vỏ nhuyễn thể biển. Cạnh đó, là một chậu đất nung trang trí rất đẹp, có đường kính lên tới 1,2m. Sử học đã hỗ trợ cho ngành Khảo cổ học đánh giá dấu tích tiêu biểu cho các hiện vật thời Lê sơ.