Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, tuy vậy, không phải ai cũng hiểu và phân biệt được chúng. Để hiểu hơn về hai khái niệm này, mời quý thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo bài viết Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử qua ví dụ cụ thể
Nhận thức lịch sử được hình thành trong quá trình nghiên cứu lịch sử. Nhận thức lịch sử là một nhu cầu nhận thức mang tính đặc thù, tuyệt đối chỉ có ở con người, là tổng hợp mọi hiểu biết, hình dung của xã hội nói chung, của các nhóm xã hội nói riêng về quá khứ của mình và của toàn thể nhân loại.
Nhận thức lịch sử đem lại những hiểu biết về quá trình lịch sử trong quá khứ, giải thích tính phong phú, đa dạng của quá trình này, lấy đó làm cơ sở để phát hiện những quy luật của xã hội loài người. Sự nhận thức các quy luật lịch sử có ý nghĩa thiết thực đối với sự tiến bộ của xã hội. Mỗi dân tộc, hoặc mỗi cộng đồng xã hội đều có những nhận thức lịch sử nhất định về nguồn gốc, về những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc và đất nước mình; về mối liên hệ, sự tương quan của lịch sử dân tộc với lịch sử những dân tộc khác và với lịch sử nhân loại.
* Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (1972)
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (1972), lực lượng phòng không – không quân miền Bắc Việt Nam đã làm được điều mà dân Mỹ không thể tin nổi, đó là bắn hạ 34 “siêu pháo đài bay” B-52, đập tan hoàn toàn mưu đồ kéo dài chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam và buộc họ phải quay trở lại bàn đàm phán tại Paris.
* Cuộc tấn công và nổi dậy vào mùa Xuân 1975
Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch cuối cùng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Cuộc tấn công và nổi dậy vào mùa Xuân 1975. Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh đã chấm dứt 21 năm chia cắt hai miền Nam – Bắc, đưa non sông Việt Nam nối liền một dải, mang lại sự thống nhất, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ trên đất liền, vùng trời và vùng biển của Việt Nam sau hơn 100 năm bị nước ngoài đô hộ và chia cắt.
* Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công
Cách mạng tháng Tám năm 1945 tại Việt Nam, phần lớn các quan điểm cho rằng đây là kết quả của sự chuẩn bị lâu dài cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Nhưng ngoài ra, cũng có 1 số ít các quan điểm về nhận thức cho rằng đó là nhờ may mắn.
- Nhận thức lịch sử được hình thành trong quá trình nghiên cứu lịch sử.
- Nhận thức lịch sử mang tính đặc thù, tuyệt đối chỉ có ở con người, là tổng hợp mọi hiểu biết, hình dung của xã hội nói chung, của các nhóm xã hội nói riêng về quá khứ của mình và của toàn thể nhân loại.
- Nhận thức lịch sử mang tính xã hội, gắn chặt với xã hội, là một bộ phận của nhận thức xã hội, vì khoa học lịch sử nghiên cứu xã hội, tham gia vào đời sống xã hội. Nội dung của nhận thức lịch sử ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội và những khoa học khác, tích cực tham gia vào sự hình thành ý thức xã hội.
- Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử.
Hiện thực lịch sử là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức).
* Bãi cọc Bạch Đằng năm 1288
Được tìm thấy đầu tiên ở Yên Giang năm 1958 là minh chứng cho thấy nơi đây đã thực sự xảy ra sự kiện "Trận chiến trên sông Bạch Đằng" trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 3, giúp các nhà khoa học nghiên cứu và phục dựng lại trận chiến thời xưa. Nằm trên đường trục đường giao thông từ Hà Nội về thành phố Hạ Long, bãi cọc Bạch Đằng ở thị xã Quảng Yên thuộc khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng.
* Thời kì văn hóa Hòa Bình
Phục dựng bếp lửa và sinh hoạt của con người thời kì văn hóa Hòa Bình dựa trên các tư liệu lịch sử, khảo cổ, qua đó giúp người hiện đại hiểu về lịch sử thời xa xưa.
Con người nhận thức lịch sử ở nhiều cách, nhiều góc độ khác nhau. Hiện thực lịch sử chỉ có một nhưng lịch sử được con người nhận thức nó ở nhiều cách, nhiều phương diện và nhiều góc độ khác nhau.
Một số hình thức con người dùng để nhận thức hiện thực lịch sử: tìm kiếm tư liệu sử dụng phương pháp và cách tiếp cận phù hợp. Bỏi vậy để dựng bức tranh lịch sử một cách chân thực, nhà Sử học không thể tiến hành trong phòng thí nghiệm như các nhà nghiên cứu hóa học mà phải tìm kiếm tư liệu lịch sử, sử dụng phương pháp và cách tiếp cận phù hợp để đáp ứng nhu cầu nhận thức lịch sử.
Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử là hai nghĩa trong khái niệm lịch sử.
Hiện thực lịch sử |
Nhận thức lịch sử |
- Trong lịch sử, hiện thực lịch sử được gọi là một trường phái triết học và phê phán văn học, thường tập trung tìm hiểu các sự việc, sự kiện lịch sử sau đó đưa ra một cách hiểu đúng đắn và khách quan về các sự kiện đó. + Theo trường phái hiện thực lịch sử cho biết lịch sử là một loạt các sự kiện khách quan đã xảy ra và không thể nào thay đổi, đồng nghĩa với việc lịch sử không thể xóa bỏ mà chỉ có thể được hiểu và đưa ra những giải thích mang tính đúng đắn, hợp lí dựa trên những gì đã diễn ra. + Hiện thực lịch sử nhấn mạnh vai trò của các nhà nghiên cứu lịch sử, và yêu cầu các nhà nghiên cứu phải giữ một lập trường khách quan, không thiên vị trong quá trình phân tích và đánh giá các sự kiện lịch sử. Các nhà nghiên cứu phải dựa trên những bằng chứng đáng tin cậy để đưa ra các kết luận, không được quá lệ thuộc hay chịu ảnh hưởng vào những quan điểm của cá nhân nào đó hoặc những tác giả đi trước. - Ví dụ: Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước hàng vạn quần chúng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. => Phân tích: Ở ví dụ này ta có thể thấy sự kiện này được diễn ra trong quá khứ và đây hoàn toàn là sự thật. Ta không thể thay đổi được sự thật này. Ví dụ này chính là hiện thực lịch sử |
- Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo những cách khác nhau: kể chuyện, ghi chép, nghiên cứu, trình bày,... - Ví dụ: Về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, đa số quan điểm cho rằng đây là kết quả của sự chuẩn bị lâu dài và lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Bên cạnh đó, cũng có thể có những quan điểm, nhận thức cho rằng đó chỉ là sự "ăn may". => Phân tích: Ở ví dụ này ta có thể thấy được nhiều quan điểm khác nhau về cùng một sự kiện lịch sử. Họ có thể có những cái nhìn và cách hiểu khác nhau về sự kiện lịch sử này. Đây chính là ví dụ về nhận thức lịch sử. |