logo

Nêu tính chất vật lý của sắt?

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi “Nêu tính chất vật lý của sắt?” cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Hóa học 9.


Trả lời câu hỏi: Nêu tính chất vật lý của sắt?

- Tính chất vật lí của Sắt. 

+ Màu trắng hơi xám, dẻo, dễ rèn, dễ dát mỏng, kéo sợi; dẫn nhiệt và dẫn điện kém đồng và nhôm. 

+ Sắt có tính nhiễm từ nhưng ở nhiệt độ cao (8000C) sắt mất từ tính

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang của bạn với phần mở rộng về Sắt nhé!


Kiến thức mở rộng về Sắt


I. Tìm hiểu về sắt

1. Vị trí của Sắt trong bảng HTTH

- Cấu hình e nguyên tử: 26Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2.

-  Vị trí: Fe thuộc ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.

Nêu tính chất vật lý của sắt?

- Cấu hình e của các ion được tạo thành từ Fe:            

Fe2+     1s22s22p63s23p63d6

Fe3+     1s22s22p63s23p63d5

2. Tính chất vật lý của Sắt

- Sắt (Fe) có nguyên tử khối bằng 56 đvC, có những tính chất vật lý sau:

+ Sắt là kim loại nặng, có màu trắng xám và ánh kim

+ Sắt có tính dẻo, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt nhưng kém hơn Sắt

+ Sắt có tính nhiễm từ

+ Khối lượng riêng: 7,86 g/cm3

+ Nhiệt độ nóng chảy: 1539 °C


II. Tính chất hóa học của sắt

- Sắt là kim loại có tính khử trung bình, tùy theo các chất oxi hóa mà sắt có thể bị oxi hóa lên mức +2 hay +3.

Fe → Fe2+ + 2e

Fe → Fe3+ + 3e

1. Tác dụng với phi kim

a. Tác dụng với oxi

Khi đốt nóng đỏ, sắt cháy trong oxi tạo thành oxit sắt từ Fe3O4 (hỗn hợp FeO và Fe2O3 có số mol bằng nhau).

3Fe     +   2O2 →  Fe3O4 (oxit sắt từ, sắt có hóa trị II và III)

b. Tác dụng với phi kim khác

- Ở nhiệt độ cao, sắt phản ứng với nhiều phi kim khác như clo, lưu huỳnh, brom tạo thành muối sắt tương ứng.

- Thí nghiệm: Cho dây sắt đã được nung nóng đỏ vào lọ đựng khí clo.

- Hiện tượng: Sắt cháy sáng tạo thành khói màu nâu đỏ.

2Fe   +   3Cl    → 2FeCl3

Fe  +  S     → FeS:

- Ngoài Oxi (O) và Lưu huỳnh (S), sắt có thể tác dụng được với nhiều phi kim khác như Cl2, Br2,… tạo thành muối.


2. Sắt tác dụng với Axit

- Sắt tác dụng với HCl, H2SO4 loãng tạo thành muối sắt (II) và giải phóng H2.

Fe + 2HCl loãng  → FeCl+ H2

Fe + 2H2SO4 loãng  → FeSO4 + H2

Chú ý:  Sắt Fe không phản ứng với axit HNO3 đặc, nguội và axit H2SO4 đặc, nguội; do ở nhiệt độ thường, sắt tạo ra lớp oxit bảo vệ kim loại trở nên "thụ động", không bị hòa tan.

- Sắt tác dụng với HNO3 đặc nóng, H2SO4 đặc nóng tạo thành muối sắt III

Fe + H2SO4 đặc,nóng → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Fe + 6HNO3 đặc,nóng → Fe(NO3)+ 3NO+ H2O


3. Tác dụng với dung dịch muối

- Sắt tác dụng với dung dịch muối của những kim loại kém hoạt động hơn trong dãy điện hoá, tạo thành dung dịch muối sắt và giải phóng kim loại trong muối

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu


4. Tác dụng với nước

- Sắt hầu như không có phản ứng với nước lạnh, nhưng nếu cho Fe đi qua hơi nước ở nhiệt độ cao thì Fe khử  H2O giải phóng H2

- Khi t0C < 5700C:  3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2

- Khi t0C > 5700C:  Fe + H2O → FeO + H2


III. Điều chế và ứng dụng của sắt

1. Điều chế sắt bằng phương pháp nhiệt luyện

- Khử oxit sắt bằng các chất khử (Al, C, CO, H2) ở nhiệt độ cao, dùng để điều chế sắt trong công nghiệp

Nêu tính chất vật lý của sắt? (ảnh 2)

Fe3O4 + 4CO→(to) 3Fe + 4CO2

Fe2O3 + 3H →(to) 2Fe + 3H2O

Fe2O3 + 2Al →(to) 2Fe + Al2O3

2. Điều chế sắt bằng phương pháp điện phân dung dịch

2FeSO+ 2H2O→  2Fe  + O2 + 2H2SO4

3. Ứng dụng của sắt

- Sắt là kim loại được sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 95% tổng khối lượng kim loại sản xuất trên toàn thế giới. Sự kết hợp của giá thành thấp và các đặc tính tốt về chịu lực, độ dẻo, độ cứng làm cho nó trở thành không thể thay thế được, đặc biệt trong các ứng dụng như sản xuất ô tô, thân tàu thủy lớn, các bộ khung cho các công trình xây dựng. Thép là hợp kim nổi tiếng nhất của sắt, ngoài ra còn có một số hình thức tồn tại khác của sắt như:


IV. Giải bài tập tính chất vật lý hóa học và ứng dụng của sắt

Câu 1. Sắt có những tính chất hoá học nào? Viết các PTHH minh hoạ.

Bài làm:

Những tính chất hóa học của sắt:

a) Tác dụng với phi kim

– Fe tác dụng với O→ oxit sắt từ (hỗn hợp của FeO và Fe2O3):

3Fe + 2O2 (t°) → Fe3O4

– Fe tác dụng với các phi kim khác như Cl2, Br2, S… tạo thành muối.

2Fe + 3Cl2 (t°) → 2FeCl3

Fe + S (t°) → FeS

2Fe + 3Br2 (t°) → 2FeBr3

b) Tác dụng với dung dịch axit

Sắt tác dụng với một số dd axit (HCl, H2SO4 loãng …) tạo thành muối sắt (II) và giải phóng khí H2.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

Fe + 2HNO3 loãng → Fe(NO3)+ H2 ↑

Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2 ↑

Fe không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc, nguội.

c) Tác dụng với dung dịch muối

Sắt tác dụng với dung dịch muối của những kim loại có hoạt động hóa học yếu hơn (như Cu, Ag, Pb…) tạo ra muối Sắt và kim loại mới.

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu ↓

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag ↓

Câu 2. Từ Fe và các hoá chất cần thiết, hãy viết các PTHH để thu được các oxit sắt riêng biệt sau đây: Fe3O4, Fe2Ovà ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có.

Bài làm:

a) Điều chế Fe3O4:

3Fe + 2O2 (t°) → Fe3O4

b) Điều chế Fe2O3:

2Fe + 3Cl(t°) → 2FeCl3

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl

2Fe(OH)3 (t°) → Fe2O3 + 3H2O

Câu 3. Có bột kim loại Fe lẫn tạp chất Al. Hãy nêu phương pháp làm sạch sắt.

Bài làm:

- Cách 1: Dùng một miếng vải mỏng bọc lấy thanh nam châm rồi lăn nhẹ qua hỗn hợp bột Fe có lẫn Al. Do Fe có tính nhiễm từ nên bị nam châm hút. Ta làm nhiều lần cho đến khi Fe được tác hết ra khỏi hỗn hợp trên.

- Cách 2: Cho hỗn hợp trên vào dung dịch NaOH dư. Al bị hòa tan hoàn toàn trong dung dịch NaOH. Lọc lấy chất rắn còn lại, rửa sạch và sấy khô ta được Fe.

2Al + 2NaOH dư + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 ↑

Fe + NaOH → Không phản ứng

Câu 4. Fe tác dụng được với chất nào sau đây?

a) dd muối Cu(NO3)2

b) H2SO4 đặc, nguội

c) Khí Cl2

d) dd ZnSO4

Viết các PTHH và ghi điều kiện, nếu có.

Bài làm:

Fe tác dụng được với: dung dịch muối Cu(NO3)2 và khí Cl2. Fe không tác dụng được với H2SO4 đặc, nguội và dung dịch ZnSO4.

PTHH:

Fe + Cu(NO3)2 →Fe(NO3)2 + Cu ↓

2Fe + 3Cl(t°) → 2FeCl3

icon-date
Xuất bản : 22/03/2022 - Cập nhật : 22/03/2022