Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi “Nêu sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ?” cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Hóa học 9.
- Các loại hợp chất vô cơ như: oxit, axit, bazơ và muối có thể chuyển đổi hóa học thành loại hợp chất vô cơ khác.
- Phương trình phản ứng minh họa:
1. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
2. CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
3. K2O + H2O → 2KOH
4.
5. SO3 + H2O → H2SO4
6. Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O
7. CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4
8. AgNO3 + HCl → AgCl ↓ + HNO3
9. H2SO4 + ZnO → ZnSO4 + H2O
Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm kiến thức về mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ nhé!
1. Điều kiện để sảy ra phản ứng
- Sản phẩm phải có 1 kết tủa hoặc bay hơi.
- Axit mới sinh ra yếu hơn axit tham gia phản ứng.
2. Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ
3. Bảng hệ thống hóa: các loại hợp chất vô cơ
OXIT |
AXIT |
BAZƠ |
MUỐI |
||
KHÁI NIỆM | Là hợp chất trong đó có một nguyên tố là oxi | Là hợp chất mà phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với một gốc axit. Các nguyên tử hidro này có thể thay thế bởi nguyên tử kim loại | Là hợp chất mà phân tử gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH) | Là hợp chất mà phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit | |
CTHH TỔNG QUÁT | MxOy trong đó: M là KHHH của kim loại hoặc phi kim; Hóa trị của M là 2y/x |
HnR trong đó: R là gốc axit, n là hóa trị của gốc axit |
M(OH)n trong đó: M là KHHH của kim loại; n là hóa trị của kim loại. |
MxRy trong đó: M là KHHH của kim loại R là gốc axit; x, y là các chỉ số |
|
PHÂN LOẠI |
- oxit bazơ - oxit axit - oxit lưỡng tính -oxit trung tính |
Theo thành phần: Theo tính chất: |
-Bazơ tan trong nước (kiềm): NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2... - Bazơ không tan: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3... |
- Muối trung hòa: CaCO3, Na2SO4, Cu(NO2)2... - Muối axit: NaHCO3, NaHSO4, Ca(H2PO4)2... |
|
Bài 1 trang 41 sgk hóa 9: Chất nào trong những thuốc thử sau đây có thể dùng để phân biệt dung dịch natri sunfat và dung dịch natri cacbonat?
a) Dung dịch bari clorua.
b) Dung dịch axit clohiđric.
c) Dung dịch chì nitrat.
d) Dung dịch bạc nitrat.
e) Dung dịch natri hiđroxit.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
- Thuốc thử phải chọn sao cho khi cho vào Na2SO4 và Na2CO3 phải gây ra hiện tượng khác biệt, dễ nhận thấy.
- Không dùng BaCl2 và Pb(NO3)2 vì đều xảy ra phản ứng và tạo kết tủa có màu giống nhau.
- Không dùng AgNO3, vì đều xảy ra phản ứng, hiện tượng không khác nhau rõ rệt; Ag2CO3 không tan, Ag2SO4 ít tan và có màu giống nhau.
- Không dùng NaOH, vì đều không phản ứng, không có hiện tượng gì. Thuốc thử dùng được là dung dịch HCl vì HCl tác dụng với Na2CO3 có xuất hiện bọt khí và không tác dụng với Na2SO4.
- Phương trình hóa học
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2↑ H2O.
Bài 2 trang 41 sgk hóa 9
a) Cho các dung dịch sau đây lần lượt phản ứng với nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng xảy ra, số 0 nếu không có phản ứng.
NaOH |
HCl |
H2SO4 |
|
CuSO4 |
|||
HCl |
|||
Ba(OH)2 |
b) Viết các phương trình hóa học (nếu có).
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
a) Phản ứng giữa các dung dịch trên đều thuộc loại phản ứng trao đổi, muốn xảy ra được sản phẩm phải có chất không tan, chất khí hoặc H2O.
NaOH |
HCl |
H2SO4 |
|
CuSO4 |
x |
0 |
0 |
HCl |
x |
0 |
0 |
Ba(OH)2 |
0 |
x |
x |
b) Các phương trình hóa học:
CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
HCl + NaOH → NaCl + H2O
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H2O
Bài 3 trang 41 sgk hóa 9: Viết phương trình hóa học cho những chuyển đổi hóa học sau:
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
a) Các phương trình phản ứng
(1) Fe2(SO4)3 + 3BaCl2 → 2FeCl3 + 3BaSO4↓
(2) FeCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Fe(OH)3↓
(3) Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 3Na2SO4 + 2Fe(OH)3↓
(4) 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O
(5) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
(6) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
b) Các phương trình phản ứng
(1) 2Cu + O2 → 2CuO
(2) CuO + H2 → Cu+ H2O
(3) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
(4) CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl
(5) Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
(6) Cu(OH)2 → CuO + H2O
Bài 4 trang 41 sgk hóa 9
Có những chất: Na2O, Na, NaOH, Na2SO4, Na2CO3, NaCl.
a) Dựa vào mối quan hệ giữa các chất, hãy sắp xếp các chất trên thành một dãy chuyển đổi hóa học.
b) Viết các phương trình hóa học cho dãy chuyển đổi hóa học ở câu a.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
a) Dãy chuyển hóa trên có thể là:
Na Na2O NaOH Na2CO3 Na2SO4 NaCl
b) Các phương trình hóa học:
4Na + O2 → 2Na2O
Na2O + H2O → 2NaOH
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O
Na2CO3 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4↓