logo

Nêu tính chất chính của đất phèn và các biện pháp cải tạo

Câu hỏi: Nêu tính chất chính của đất phèn và các biện pháp cải tạo

Trả lời: 

- Tính chất của đất phèn:

+ Thành phần cơ giới: nặng

+ Tầng đất mặt: khi khô thì cứng, nứt nẻ

+ Độ chua: cao pH < 4

+ Chất độc hại: Al3+, Fe3+, CH4, H2S

+ Độ phì nhiêu thấp, nghèo mùn, nghèo đạm

+ Hoạt động vi sinh vật rất kém

- Các biện pháp cải tạo:

+ Bón phân hữu cơ

+ Xây dựng hê thống tưới tiêu hợp lí

+ Bón vôi

+ Cây sâu, phơi ải, lên liếp, xây dựng hê thống tưới tiêu: rửa phèn

+ Bón phân hữu cơ, phân đạm, phân vi lượng

Cùng Top lời giải tìm hiểu về loại đất này nhé!

Đất phèn hay còn gọi là đất chua mặn, tên khoa học là Thionic Fluvisols. Đây là tên gọi dùng để chỉ nhóm đất có chứa nhiều gốc Sunphat (SO42-) và có độ pH siêu thấp, lượng chất độc Al3+, Fe2+, SO42- rất cao. Chính vì điều này mà khả năng trao đổi và đệm của môi trường đất bị phá hủy, đất không có khả năng tự làm sạch dẫn tới đất bị ô nhiễm, động thực vật và vi sinh vật bị tiêu diệt hàng loạt. 

Đất phèn có chứa nhiều gốc sunphat (SO42-) và có độ pH siêu thấp chỉ từ 2-3. Trong khi đó, lượng chất độc Al3+, Fe2+, SO42- lại rất cao khiến khả năng trao đổi và đệm của môi trường đất bị phá hủy không thể tự làm sạch. Bởi vậy, động thực vật và vi sinh vật có lợi cho cây trồng bị tiêu diệt hàng loạt. 

Nêu tính chất chính của đất phèn và các biện pháp cải tạo

1. Nguyên nhân dẫn đến Đất Phèn

- Đất phèn  Đất ở những khu vực có lượng mưa lớn có xu hướng có tính axit vì nước lọc các cation cơ bản (canxi, magiê, natri và kali) ra khỏi hồ sơ đất, và các cation này sau đó được thay thế bằng các cation có tính axit (hydro và nhôm).

- Đất phèn  Axít cacbonic được hình thành từ carbon dioxide và nước làm axit hóa đất trong các khu vực có lượng mưa cao.

- Đất có tính axit có xu hướng cao trong sắt và nhôm oxit, vì chúng là các khoáng chất chậm nhất để thời tiết trong đất. Nhôm trong các loại đất có tính axit ngày càng được hòa tan và sẽ kết hợp với nước để giải phóng các ion hydro (axit). đất phèn đất phèn.

- Nguyên liệu đất mẹ (hoặc các loại khoáng chất mà từ đó đất phát triển) có thể là một nguồn axit trong đất.

- Quá trình nitrat hóa phân bón ammonium tạo ra các ion hydro.

- Mưa axit có chứa axit nitric và sulfuric.  

- Thêm lưu huỳnh nguyên tố được oxy hóa để tạo thành axit sulfuric.

- Cây lấy lên, và do đó loại bỏ cation cơ bản ra khỏi đất.  

- Rễ cây bài tiết các ion hydro để đổi lấy các chất dinh dưỡng trong đất.


2. Tác hại của đất phèn

- Đất không thể tự cải tạo, nếu thiếu dưỡng chất nên cây không thể phát triển. Đất phèn gây ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi và hấp thu dưỡng chất trong đất.

- Đất phèn làm hạn chế khả năng trao đổi chất dinh dưỡng cây trồng. Cây trồng thường sinh trưởng và phát triển kém, mang lại sản lượng thấp.

- Đất không thể tự cải tạo, thiếu dinh dưỡng, trong khi đó cây cần các chất này để sinh trưởng nên cây không thể phát triển. - Một số hiện tượng thường xuất hiện ở cây trồng: chết mầm, chết mạ (cây lúa), vàng lá, chậm trổ bông,… 


3. Biện pháp cải tạo đất phèn

Biện pháp thủy lợi: Để trồng trọt thuận lợi trên vùng đất nhiễm phèn, biện pháp thủy lợi được ưu tiên đặt lên hàng đâu. Xây dựng hệ thống mương máng, kênh tưới, kênh tiêu song song đê rửa phèn trong đất và hạ thấp mạch nước ngầm. Ngoài ra, cần đắp đê ngăn tình trạng nước biển tràn vào, nếu không đất sẽ không thể hết mặn và cây dẽ dần lụi đi.

Bón vôi: Giải pháp hữu hiệu khác để cải tạo đất phèn là bón vôi. Mục đích chủ yếu là để cung cấp canxi việc giúp khử chua, giảm tính độc hại của hàm lượng sắt và nhôm tự do. Bà con nông dân cần dùng vôi theo định kỳ, bởi vôi cần lượng lớn và hiệu quả thì ngắn. Lưu ý sau khi bón vôi, người dân cần tiến hành tháo nước để rửa mặn và bổ sung chất hữu cơ cho đất.

Cày sâu, phơi ải: sẽ làm tăng quá trình chua hóa diễn ra mạnh, sau đó nước mưa, nước tưới tiêu sẽ tiến hành việc rửa chua đi

Lên luống: lật úp đất thành luống cao ( lớp đất phèn phía dưới sẽ được lật lên trên), gốc mạ được úp xuống tạo thành lớp đệm hữu cơ

Bón phân để cải tạo đất phèn: 

- Dùng các loại phân hữu cơ như: phân đạm, phân lân, phân vi lượng để tăng độ phì nhiêu của đất.

- Trước khi trồng cần bón lót phân chuồng (đã ủ hoai mục), phân có hàm lượng lân cao, bón vôi để cải thiện độ pH của đất và hạ phèn.

+ Trên đất phèn nặng, bón 50 – 80kg N/ha, 60 kg P2O5/ha, bón phân vôi với liều lượng từ 500-1000kg/ha. Với liều lượng:

+ Đất phèn nhẹ, lượng phân đạm cần bón cao hơn, phân lân có thể bằng hoặc thấp hơn, nên cung cấp một ít kali.

Cụ thể lượng phân bón cho 1 ha như sau: 100 kg N nguyên chất, 30 – 45 kg P2O5, 10 – 15 kg K2O, nên bón bổ sung phân vôi.

+ Bón phân chuồng hoai mục và phun phân bón lá có hàm lượng lân cao (siêu lân), phân bón lá có hàm lượng acid humic cao, một phần nuôi dưỡng bộ rễ, một phần giúp lúa giải độc phèn sắt cho bộ rễ.

Lưu ý: không bón hoặc bón ít Kali (Vì K trong đất phèn khá cao, nếu bón thêm K có khả năng tăng độc chất nhôm (Al) gây chết cây hoặc giảm năng suất).

Khi cây đang bị ngộ độc phèn, tuyệt đối không được bón phân đạm (urê) và NPK hoặc phun phân bón lá có hàm lượng đạm cao. Chỉ nên phun qua lá với phân bón lá có thành phần acid humic và hydrophos (Mg, Zn,..).

icon-date
Xuất bản : 03/01/2022 - Cập nhật : 05/01/2022