logo

Báo cáo thực hành quan sát phẫu diện đất


I - Lý thuyết bài Thực hành quan sát phẫu diện đất

1 - Chuẩn bị

- Cuốc, xẻng, gầu múc nước

- Thước, dao

- Giấy, bút chì

2 - Kiến thức bổ sung

Phẫu diện đất là phần cắt ngang qua các lớp đất (thẳng góc với mặt đất từ trên xuống dưới) để lộ ra các tầng đất ngang.

- Nguyên nhân hình thành đất cát:

Tác động của dòng sông và sóng biển trong suốt quá trình lấn biển của vùng cửa sông.

- Đặc điểm, tính chất của đất cát:

+ Dưới tác động của khí hậu và con người, thay đổi nhiều, không còn tơi xốp

+ Khá mịn, ít hữu cơ, nghèo dinh dưỡng, thiếu đạm


II - Quy trình thực hành

Bước 1. Chuẩn bị bề mặt quan sát

- Theo bậc thang bước xuống đáy phẫu diện. Dùng xẻng hoặc cuốc xén một đường thẳng từ lớp đất mặt xuống đến đáy tạo ra bề mặt quan sát.

Bước 2. Xác định tầng

- Căn cứ vào màu sắc, thành phần cơ giới hoặc độ chặt, chia phẫu diện đất thành từng tầng. Dùng thước đo độ sâu tầng đất và ghi vào vở

- Đối với đất hình thành tại chỗ, phẫu diện đất gồm các tầng:

A0: Tầng thảm mục

A: Tầng rửa trôi

B: Tầng tích tụ sản phẩm rửa trôi

C: Tầng mẫu chất

D: Tầng đá mẹ

Báo cáo thực hành quan sát phẫu diện đất

- Đối với đất trồng lúc nước, phẫu diện đất gồm các tầng:

AC: Tầng canh tác

P: Tầng đế cày

B: Tầng tích tụ

G: Tầng gơ lây

Báo cáo thực hành quan sát phẫu diện đất (ảnh 2)

Bước 3. Quan sát phẫu diện đất

Tầng đất Độ sâu (cm) Màu sắc
Tầng thảm mục 0 Màu nâu
Tầng rửa trôi 20 Màu xám
Tầng tích tụ sản phẩm rửa trôi 40 Màu nâu nhạt
Tầng mẫu chất 50 Màu vàng nhạt

III - Đánh giá kết quả

Chỉ tiêu đánh giá

Kết quả đánh giá

Người đánh giá

Tốt

Đạt

Không đạt

 

Thực hiện quy trình        
Kết quả thực hành        

Cung Top lời giải tìm hiểu thêm tài liệu về phẫu diện đất nhé! 

1. Phẫu diện đất là gì ?

Phẫu diện đất là bề mặt cắt thẳng đứng từ trên mặt đất xuống đến tấng đất mẹ. Tùy từng điều kiện sinh hóa và các tác nhân bên ngoài mà phẫu diện đất có thể có đủ hoặc không đầy đủ các lớp đất, tầng đất. Phẫu diện lý tưởng có đầy đủ các tầng đất: A0, A1, A2, A3, B1, B2, B3, C, D (theo chiều thẳng đứng từ trên xuống).

Báo cáo thực hành quan sát phẫu diện đất (ảnh 3)

2. Xác định vị trí phẫu diện

Có thể xác định vị trí phẫu diện bằng 2 phương pháp:

- Phương pháp cổ điển thông thường: giao hội theo các mốc cố định dễ nhận biết, đo khoảng cách, ước lượng cự ly và đánh dấu vào vị trí tương ứng của bản đồ;

- Phương pháp hiện đại: dùng máy định vị cầm tay (GPS) để xác định vị trí phẫu diện theo kinh độ = vĩ độ rồi giao hội, xác định vị trí tương ứng và đánh dấu vào bản đồ. Đồng thời lập thư mục vị trí phẫu diện theo khuôn dạng.

Khi đào phẫu diện để quan trắc và mô tả cần tuân thủ những quy định sau:

- Đào đúng quy cách theo từng loại phẫu diện;

- Phía mô tả đào thẳng góc với mặt đất;

- Phía đối diện với mặt mô tả cần để bậc tam cấp thuận tiện cho quan trắc mô tả, lấy mẫu và đỡ công đào lấp;

- Khi đổ đất, lớp đất mặt để riêng, lớp đất dưới để riêng. Không đổ đất lên phía mặt mô tả. Không dẫm đạp lên phía mặt phẫu diện mô tả vì như vậy sẽ làm mất trạng thái tự nhiên của đất;

- Với đất trồng trọt, sau khi đào mô tả, lấy mẫu xong phải lấp ngay. Khi lấp, các lớp đất dưới lấp trước, lớp đất trên mặt lấp sau cùng.

3. Số lượng điểm quan trắc và phẫu diện chính có phân tích

Mỗi khoanh đất ngoài thực địa thể hiện được trên bản đồ tối thiểu cần phải có một phẫu diện chính, phụ hoặc thăm dò. Trường hợp khoanh đất có quy mô lớn thì căn cứ vào diện tích, loại địa hình, tỷ lệ bản đồ cần điều tra để xác định rõ số phẫu diện cần quan trắc, mô tả.

Mỗi đơn vị phân loại đất thể hiện ở chú dẫn bản đồ, tối thiểu phải có 1 phẫu diện chính có lấy mẫu phân tích (trừ trường hợp diện tích của đơn vị phân loại <10 ha hoặc ít có ý nghĩa về sử dụng và học thuật). Trường hợp đã lấy mẫu đúng theo quy định về tỷ lệ giữa 3 loại phẫu diện là 1/4/5 mà vẫn chưa đạt được yêu cầu này thì cần lấy thêm mẫu đất phân tích ở những đơn vị chú dẫn bản đồ có diện tích lớn sao cho tổng số phẫu diện chính có phân tích bằng 1/10 số phẫu diện chính cần quan trắc.

4. Vì sao đất xói mòn mạnh có phẫu diện không hoàn chỉnh thậm chí mất hẳn tầng mùn?

Đất xói mòn mạnh có phẫu diện không hoàn chỉnh, thậm chí mất hẳn tầng mùn vì đã trải qua quá trình phá huỷ lớp đất mặt và tầng đất dưới do tác động của nước mưa, nước tưới, tuyết tan hoặc gió và do lượng mưa lớn và địa hình dốc khiến nước mưa vào đất, phá vỡ kết cấu của đất.

Địa hình ảnh hưởng đến xói mòn, rửa trôi đất thông qua độ dốc và chiều dốc. Độ dốc càng lớn, dốc càng dài tốc độ xói mòn càng lớn. Tầng bùn mỏng hoặc mất hẳn, bề mặt trơ sỏi đá.

icon-date
Xuất bản : 05/01/2022 - Cập nhật : 05/01/2022