Câu hỏi: Những biện pháp chính nhằm hạn chế xói mòn và cải tạo đất?
Lời giải :
- Biện pháp công trình:
+ Làm ruộng bậc thang để hạn chế dòng chảy rửa trôi
+ trồng cây ăn quả để nâng độ che phủ, hạn chế dòng chảy
- Biện pháp nông học:
+ Canh tác theo đường đồng mức để hạn chế dòng chảy
+ Bón phân hữu cơ kết hợp với phân khoáng để tăng độ phì nhiêu, tạo môi trường cho vi sinh vật hoạt động và phát triển.
+ Bón vôi để giảm độ chua
+ Luân canh và xen canh gối vụ nhằm hạn chế sự bạc màu
+ Trồng cây thành băng để hạn chế dòng chảy rửa trôi
+ Nông lâm kết hợp giúp tăng độ che phủ, hạn chế sức phá của mưa, hạn chế dòng chảy.
+ Trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn để tăng độ che phủ thảm thực vật, hạn chế dòng chảy, hạn chế lũ lụt.
Cùng Top lời giải tìm hiểu về chống xói mòn trong nông nghiệp nhé.
Chúng ta vẫn thường nghe, sự xói mòn chính là nguyên nhân khiến đất ngày một kém màu mỡ. Một số tác động trực tiếp đến việc sản xuất nông nghiệp có thể kể đến như:
- Giảm sản lượng nông nghiệp và phá vỡ hệ sinh thái.
- Làm giảm độ phì nhiêu của tầng đất mặt và ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nông sản như: độ chắc của hạt, trọng lượng riêng của hạt. Rồi các thành phần sinh hóa của nông sản cũng bị thay đổi do đất thiếu dinh dưỡng.
- Đất bị xói mòn nên nghèo chất dinh dưỡng và trở nên hạn chế với một số loại cây trồng.
- Làm giảm khả năng luân canh, xen canh.
- Canh tác theo đường đồng mức là cày bừa, đánh luống, trồng trọt theo đường đồng mức, có tác dụng ngăn dòng nước, giảm xói lở mặt đất.
- Cày sâu có thể tăng thêm tính thấm nước của đất, giữ ẩm cho đất, làm chậm được dòng chảy, ngăn ngừa được hiện tượng xói mòn.
- Trồng dày hợp lý: Trồng dày có thể tăng lớp che phủ thực vật, giảm bớt lực xung kích của hạt mưa, giữ được độ ẩm cho đất, nâng cao năng suất cây trồng. Trồng dày nên căn cứ vào điều kiện sinh trưởng của cây trồng và có nghiên cứu để tăng số cây trên một đơn vị diện tích một cách thích đáng, để vừa vừa chống được xói mòn, lại vừa tăng sản lượng.
- Trồng dày thành hàng rào: Cây trồng dày xít nhau dọc theo đường đồng mức thành những hàng rào ngăn nước chảy. Biện pháp này giúp giữ ẩm, giữ đất, chống xói mòn, tăng sản lượng.
- Dùng vật liệu che phủ mặt đất: Dùng vật liệu che phủ gốc cây để tăng cường giữ nước, giữ ẩm, chống xói mòn bề mặt đất qua việc làm giảm lực xung kích của hạt mưa. Các vật liệu che phủ thường dùng là rơm, rạn cỏ, rác thực vật, vỏ bào, mùn cưa, thân lá và rễ cây trồng. Trong thời gian gần đây, người ta còn sử dụng các vật liệu làm bằng hóa chất như nilông, vải bạt… để che phủ đất.
- Trồng xen băng là trồng xen kẽ các loại cây trồng dày với cây trồng thưa, hoặc trồng cây có tán cới cây bò lan trên mặt đất, hoặc trồng cây với cỏ thành từng băng xen kẽ nhau trên sườn dốc dọc theo đường đòng mức có chiều rộng từ 5-10 m. Trong đó, băng cỏ hoặc băng trồng cây rậm lá có khả năng làm giảm dòng chảy, giữ được nước và đất, làm đất tốt thêm, do đó tăng được sản lượng.
- Xen canh gối vụ: Trồng xen là trồng nhiều loại cây trồng thành từng hàng xen kẽ nhau. Trồng gối vụ là trồng các loại cây có thời vụ khác nhau trên cùng một diện tích và thu hoạch trong những thời gian khác nhau. Về mặt chống xói mòn thì xen canh gối vụ nhằm mục đích là luôn luôn duy trì được lớp che phủ thực vật trên nương ruộng để bảo vệ mặt đất chống lực xung kích của hạt mưa, giảm xói mòn mặt đất. Vì thế, nên trồng xen nhau các loại cây trồng dày và cây trồng thưa, cây cao với cây thấp… Ngoài ra, xen canh gối vụ còn có tác dụng sử dụng hợp lý chất phì của đất và diện tích đất do đó tăng được năng suất và sản lượng.
- Luân canh hợp lý giữa cây rễ nông với cây rễ sâu, rễ cây phàm ăn như ngô với cây ít phàm ăn (cây họ đậu) để tận dụng được chất dinh dưỡng ở độ sâu khác nhau, đồng thời bổ sung chất dinh dưỡng cho nhau, khôi phục được độ phì của đất, làm cho đất tơi xốp, có thể dự trữ được nước, chống được xói mòn, do đó đảm bảo tăng được sản lượng.