logo

Bổ sung chất hữu cơ cho đất có thể thực hiện bằng cách nào

Câu hỏi: Bổ sung chất hữu cơ cho đất có thể thực hiện bằng cách nào?

Trả lời: 

Ta có thể bổ sung chất hữu cơ cho đất bằng cách bón phân xanh, phân hữu cơ để tăng lượng mùn cho đất như vậy vi sinh vật trong đất phát triển làm cho đất tơi xốp.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về các loại phân bón nhé!

1. Phân hữu cơ là gì?

Là những loại phân bón có nguồn gốc hình thành từ chất thải gia súc gia cầm, tàn dư thân lá cây, thụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, than bùn hoặc các chất hữu cơ thải từ sinh hoạt, nhà bếp, nhà máy sản xuất thủy, hải sản…

Phân hữu cơ có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng dưới dạng những hợp chất hữu cơ và được dùng trong sản xuất nông nghiệp. Khi bón vào đất phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng độ tơi xốp phì nhiêu cho đất bằng việc bổ sung, cung cấp các loại vi sinh vật, chất mùn, chất hữu cơ cho đất đai và cây trồng.

Bổ sung chất hữu cơ cho đất có thể thực hiện bằng cách nào

2. Phân hữu cơ truyền thống

Có nguồn gốc từ phân gia súc gia cầm, rác thải, phân xanh, thụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông - lâm - thủy sản,… được chế biến bằng các kỹ thuật ủ truyền thống.

Nhìn chung, các loại phân bón hữu cơ truyền thống thường có thời gian xử lý dài, hiệu lực chậm và hàm lượng chất dinh dưỡng khá thấp.

a. Phân xanh

Phân xanh (như xác cây, hoa quả, cỏ, bã cà phê, vỏ chuối, lục bình, các loại cây thân thảo, ...) là xác của các loại cây xanh được dùng làm phân hữu cơ tươi không qua quá trình ủ hoai và thường được sử dụng để bón lót cho cây hàng năm hoặc “ép xanh” (tủ gốc) cho cây lâu năm.

Cây được dùng phổ biến để tạo ra phân xanh gọi là cây phân xanh. Cây phân xanh dễ trồng, phát triển nhanh và mạnh. Ngoài việc được sử dụng làm phân bón cho cây trồng, các loài cây phân xanh còn được dùng để làm cây phủ đất, cây che bóng, cây giữ đất chống xói mòn, cây cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất.

* Ưu điểm:

Phân xanh có tác dụng hạn chế xói mòn, bảo vệ, cải tạo đất đai.

* Nhược điểm:

Hiệu quả của phân xanh khá chậm, chỉ có thể dùng để bón lót. Gây ra hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ khi vùi thân và lá cây trong đất nhằm phân hủy các chất hữu cơ dễ dẫn đến phát sinh ra các chất độc hại như CH4, H2S,…

b. Phân rác

Là những rác thải hữu cơ như lá cỏ, rơm rạ, lá cây hay những quả và lá cây thừa trong sản xuất nông nghiệp. Phân rác được chế biến bằng phương pháp ủ truyền thống các nguyên liệu như rơm rạ, thân cây, lá cây từ sản xuất nông nghiệp,… Có thể kết hợp ủ với một số phân có men như phân chuồng và lân, vôi…để đạt được hiệu quả nhanh chóng. Phân rác có thể dùng để bón lót co cây. Nhưng nếu ủ thời gian lâu hơn cho phân hoai kĩ thì cũng có thể dùng cho việc bón thúc.

* Ưu điểm:

Chống hạn cho cây, hạn chế xói mòn, giúp tăng độ tơi xốp và ổn định kết cấu đất.

* Nhược điểm:

Quá trình chế biến phức tạp, mất thời gian dài nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng mang lại thấp. Có thể mang mầm bệnh hoặc hạt cỏ dại cho cây (tàn dư cây trồng ủ để làm phân rác) nếu không chế biến kỹ lưỡng.

c. Phân chuồng

Phân chuồng là loại phân do gia súc thải ra. Trung bình mỗi đầu gia súc nuôi nhốt trong chuồng, sau mỗi năm có thể cung cấp một lượng phân chuồng (kể cả độn) như sau:

+ Lợn: 1.8 - 2.0 tấn/con/năm

+ Dê: 0.8 - 0.9 tấn/con/năm

+ Trâu bò: 0.8 - 0.9 tấn/con/năm

+ Ngựa: 6.0 - 7.0 tấn/con/năm

Chất lượng và giá trị của phân chuồng phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc, nuôi dưỡng, chất liệu độn chuồng và cách ủ phân.

* Ưu điểm:

Có chứa các chất dinh dưỡng khoáng đa trung vi lượng, cung cấp chất mùn giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất, ổn định kết cấu tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, hạn chế hạn hán, xói mòn.

* Nhược điểm:

- Phải bón với lượng lớn phân bón do chỉ chứa hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, chi phí vận chuyển cao, tốn nhiều nhân công.

- Trong trường hợp chế biến không kỹ hoặc sử dụng phân chuồng tươi sẽ mang nhiều mầm bệnh cho cây trồng như vi khuẩn, vi rút, các bào tử nấm bệnh, hạt giống cỏ dại, nhộng kén côn trùng… gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

d. Than bùn

Than bùn là nguyên liệu chứa chất hữu cơ được tạo thành từ xác thực vật: rong rêu, cây cỏ… lắng đọng lâu năm  trong các đầm lầy ngập nước tự tạo hoặc tự nhiên. Trong môi trường ngập nước, thiếu oxy, từ đó các vi khuẩn yếm khí trong đất biến đổi hóa hoặc các xác thực vật rong rêu, cây cỏ thành chất mùn, gọi lầ humic, đây là thành phần cơ bản của than bùn. Than bùn phải qua chế biến mới sử dụng được cho cây trồng. Không thể bón than bùn trực tiếp

* Ưu điểm:

Cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu và độ hữu cơ trong đất.

* Nhược điểm:

Tốn chi phí và công sức vì than bùn có hàm lượng dinh dưỡng thấp, cách chế biến phức tạp nên phải cần dùng một lượng lớn phân bón.

icon-date
Xuất bản : 03/01/2022 - Cập nhật : 05/01/2022