logo

Nêu quy tắc đặt tên tệp trong hệ điều hành Windows

icon_facebook

Câu hỏi: Nêu quy tắc đặt tên tệp trong hệ điều hành Windows

Trả lời:

– Khái niệm tệp: còn được gọi là tập tin, là 1 tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ ngoài, tạo thành 1 đơn vị lưu trữ do hệ điều hành quản lí. Mỗi tệp có 1 tên để truy cập.

– Đặt tên tệp: Tên tệp được đặt theo quy định riêng của từng hệ điều hành.

- Qui tắc đặt tên tệp trong Windows, đó là:

+ Tên tệp không quá 255 kí tự, thường gồm 2 phần: phần tên (Name) và phần mở rộng (còn được gọi là phần đuôi – Extension) và được phân cách bằng dấu chấm (.);

+ Phần mở rộng của tên tệp không nhất thiết phải có và được hệ điều hành sử đúng để phân loại tệp;

+ Tên tệp không được chứa một trong các kí tự sau: \ / :*?"<> |

• Ví dụ: Abcde; CT1.PAS; AB.CDEF; My Documents;…

+ Trong hệ điều hành MS DOS, tên tệp có một số quy định như:

• Tên tệp thường gồm phần tên và phần mở rộng, hai phần này được phân cách bởi dấu chấm “.”;

• Phần tên không quá 8 kí tự, phần mở rộng có thể có hoặc không, nếu có thì không được quá ba kí tự;

• Tên tệp không được chứa dấu cách.

• Ví dụ: ABCD; DATA.IN;…

Ví dụ về tên tệp trong hệ điều hành MS-DOS và Windows:

1. TINHOC 

2. ABCD 

3. BAITAP1.PAS 

4. HOSO.DOC 

5. AB.CDEF

6. My Computer

Các tên tệp 1 đến 4 là hợp lệ trong MS-DOS và Windows, các tên còn lại chỉ hợp lệ trong Windows.

Chú ý:

- Trong hệ điều hành MS-DOS và Windows, tên tệp không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Ví dụ, các tên tệp HOSO.DOC và HoSo.Doc là tương đương nhau.

- Một số phần mở rộng thường được sử dụng làm dấu hiệu phân biệt các tệp mang một ý nghĩa riêng nào đó, ví dụ:

DOC - Tệp văn bản do hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word tạo ra.

XLS - Tệp dữ liệu do bảng tính Excel tạo ra.

PAS - Tệp chương trình nguồn viết bằng ngôn ngữ Pascal;

JPG - Tệp dữ liệu ảnh;

MP3 - Tệp chứa âm thanh;

EXE - Tệp tin chương trình;

HTML - Tệp siêu văn bản.

Nêu quy tắc đặt tên tệp trong hệ điều hành Windows

Hệ thống quản lí tệp

– Chức năng:

+ Là một thành phần của hệ điều hành.

+ Tổ chức thông tin trên bộ nhớ ngoài

+ Cung cấp các dịch vụ để người dùng có thể dễ dàng thực hiện việc đọc/ghi thông tin trên bộ nhớ ngoài

+ Đảm bảo cho các chương trình đang hoạt động trong hệ thống có thể đồng thời truy cập tới các tệp.

– Đặc trưng:

+ Đảm bảo tốc độ truy cập thông tin cao, làm cho hiệu suất chung của hệ thống không bị phụ thuộc nhiều vào tốc độ của thiết bị ngoại vi;

+ Độc lập giữa thông tin và phương tiện mang thông tin;

+ Độc lập giữa phương pháp lưu trữ và phương pháp xử lí;

+ Sử dụng bộ nhớ ngoài một cách hiệu quả;

+ Tổ chức bảo vệ thông tin giúp hạn chế ảnh hưởng của các lỗi kĩ thuật hoặc chương trình.

– Một số thao tác có thể thực hiện: tạo thư mục, đối tên, xóa, sao chép, di chuyển tệp/thư mục, xem nội dung thư mục, tìm kiếm tệp/thư mục,…đảm bảo thuận tiện tối đa cho người dùng

Một số lưu ý:
• Hệ quản lí tệp cho phép người dùng thực hiện một số phép xử lí như: Tạo thư mục, đổi tên, xóa, sao chép, di chuyển tệp/thư mỤC, xem nội dung thư mỤC, tìm kiếm tệp/thư mục,...

• Để tạo điều kiện thuận tiện cho việc truy cập nội dung tệp, xem, Sửa đổi, in, hệ thống cho phép gắn kết chương trình xử lí với từng loại tệp.

• Ví dụ 7: Trong hệ điều hành Windows, người dùng chỉ cần kích hoạt trực tiếp vào tệp, hệ thống sẽ tự động mở chương trình tương ứng đã gắn kết. Chẳng hạn, khi kích hoạt một tệp đuôi .DOC thì Windows sẽ khởi động Microsoft Word để làm việc với nó.

• Với các thao tác quản lí tệp thường dùng như sao chép, di chuyển, xóa,... hệ thống Cung cấp một số cách thực hiện khác nhau đảm bảo thuận tiện tối đa cho người dùng.

icon-date
Xuất bản : 02/03/2022 - Cập nhật : 09/07/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads