logo

Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn

Câu hỏi Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn thuộc Bài Tập đọc Trồng rừng ngập mặn trang 128 – 129 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1.

Hướng dẫn trả lời:

Đọc kĩ đoạn 1 của bài tập đoạn Trồng rừng ngập mặn

“Trước đây các tỉnh ven biển nước ta có diện tích rừng ngập mặn khá lớn. Nhưng do nhiều nguyên nhân như chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm…, một phần rừng ngập mặn đã mất đi. Hậu quả là lá chắn bảo vệ đê biển không còn nữa, đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn.”

Trả lời chi tiết:

Nguyên nhân của việc phá rừng ngập mặn:

- Chiến tranh.

- Quá trình quai đê lấn biển.

- Làm đầm nuôi tôm.

Còn 1 số nguyên nhân bài đọc chưa kể hết ví dụ như:

- Do quá trình nhận thức và khai thác của con người chưa theo đúng quy hoạch, kế hoạch trong việc điều chế rừng và sắp xếp ngành nghề,…

-  Hoạt động quản lí và điều hành công tác bảo vệ rừng của nhà nước vẫn chưa thật sự sát sao.

- Ảnh hưởng của quá trình chuyển hóa đất từ sản xuất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp.

- Xuất hiện các lâm tặc thực hiện các hành vi phá hoại, đốt phá rừng.

Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn

Hậu quả của việc phá rừng ngập mặn:

- Lá chắn bảo vệ đê biển không còn nữa.

- Đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn.

Còn 1 số hậu quả bài đọc chưa kể hết ví dụ như:

- Lá chắn bảo vệ đê biển bị suy thoái, đê điều bị xói lở, vỡ khi có gió, bão, sóng lớn

- Đốt phá rừng gây ra hiện tượng khói bụi dày đặc dẫn đến nguồn không khí sẽ bị ô nhiễm mà mất khả năng lọc sách không khí.

- Các hiện tượng thiên tai: bão, lũ quét, sạt lở,.. ngày càng được tăng cao. 

Qua những chia sẻ của Toploigiai về nguyên nhân và hậu quả của việc phá hoại rừng. Mong các bạn hãy cùng nhau nâng cao ý thức, trách nhiệm và hành động để hệ sinh thái rừng ngập mặn ngày càng được nối dài và phong phú tạo nên một lá chắn phòng tránh thiên tai vững chắc cho cuộc sống con người.

icon-date
Xuất bản : 09/12/2022 - Cập nhật : 03/07/2023