logo

Nêu đặc điểm hình thức và chức năng câu cảm thán

Câu trả lời chính xác nhất: Câu cảm thán là câu dùng để bộc lộ cảm xúc của con người, sự vật hay hiện tượng như vui vẻ hay đau buồn, ngạc nhiên,… Trong câu cảm thán thường có những từ: than ôi, ôi, chao, chà, lắm, quá,… Câu cảm thán thường đứng ở đầu hoặc cuối câu trong đoạn văn và thường được kết thúc bằng dấu chấm than. Câu cảm thán được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ nói hàng ngày; trong văn viết, câu cảm thán được thể hiện để khắc họa cảm xúc.

Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu rõ hơn về “Đặc điểm hình thức và chức năng câu cảm thán” qua các phần nội dung dưới đây nhé!

Nêu đặc điểm hình thức và chức năng câu cảm thán

1. Khái niệm câu cảm thán là gì?

Câu cảm thán là câu dùng để bộc lộ cảm xúc của con người như vui vẻ hay đau buồn, ngạc nhiên,… Hoặc cũng có thể dùng để bộc lộ cảm xúc của sự vật hay hiện tượng. Dấu hiệu nhận biết câu cảm thán là thường kết thúc bằng dấu chấm than.

>>> Xem thêm: Câu cảm thán dùng để làm gì?


2. Đặc điểm của câu cảm thán:

Xét về mặt hình thức câu cảm thán có những đặc điểm sau:

Trong câu cảm thán thường có những từ: than ôi, ôi, chao, chà, lắm, quá,… Câu cảm thán thường đứng ở đầu hoặc cuối câu trong đoạn văn và thường được kết thúc bằng dấu chấm than. Nhờ đó người đọc có thể nhận biết được đâu là câu cảm thán.

>>> Xem thêm: Câu cảm thán là gì? Ví dụ?


3. Chức năng của câu cảm thán:

Nêu đặc điểm hình thức và chức năng câu cảm thán

Câu cảm thán được sử dụng để bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc người viết. Câu cảm thán được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ nói hàng ngày; Trong một số hợp đồng hay đơn hoặc biên bản không được dùng câu cảm thán. Bởi chúng không phù hợp với tính chất mà ở đó cần sự chính xác và khách quan. Trong văn viết, câu cảm thán được thể hiện để khắc họa cảm xúc của nhân vật và giúp nội dung bài viết gần gũi và thực tế hơn.


4. Ví dụ

Ví dụ:

- Ôi! Chiếc váy thật là đẹp

Từ “ôi” trong ví dụ này bộc lộ được cảm xúc của con người trước hình ảnh chiwwcs váy đẹp.

- “Cái túi xách mới ra này trông đẹp quá!”. Từ “quá” được dùng ở đây dùng để khen chiếc túi trông thật đẹp

- “Trời ơi! Sao cậu lại dám làm vậy với cô ấy?”. “Trời ơi” dùng để bộc lộc cảm xúc ngạc nhiên ngỡ ngàng.

– Quyển truyện tranh tôi đọc hay quá !

=> “Quá” người nói khen ngợi quyển truyện tranh hay.

– Học kì vừa qua Nam đạt danh hiệu học sinh giỏi, bạn ấy tuyệt lắm.

 => “tuyệt lắm” bộc lộ cảm xúc khen ngợi người khác.

 – Trời ơi! Trăng ngày rằm thật hùng vĩ và tuyệt diệu.

=> “Trời ơi” biểu lộ cảm xúc ngạc nhiên.

– Mẹ của tôi người phụ nữ vĩ đại biết bao!

=> “Biết bao” thể hiện cảm xúc.


5. Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu cảm thán trong đó

a) Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Ông mặt trời không còn ngái ngủ nữa, thức dậy ban phát ánh nắng xuống trần gian. Mấy chú chim không biết đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Mùa xuân thật tuyệt vời!

Trong đoạn văn trên có sử dụng câu cảm thán là:

=> Câu cảm thán: Mùa xuân thật tuyệt vời!, Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt!

b)  Nếu ai đã từng đọc tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao, hẳn sẽ không thể quên được hình ảnh người nông dân khắc khổ, dù hoàn cảnh nghèo đói nhưng luôn giữ cho mình những phẩm chất thanh cao. Vợ mất sớm, lão chỉ có đứa trai và một con chó để bầu bạn. Nhưng rồi đứa con trai vì nghèo khổ, phẫn uất đã bỏ đi làm ăn xa. Lão sống cô đơn và coi con chó (lão đặt tên là cậu Vàng) như con cháu thân thiết trong nhà. Nhưng rồi cuộc sống ngày càng khó khăn, lão cũng chẳng kiếm được gì để ăn nên đành phải bán con chó. Quyết định ấy đã khiến lão day dứt, đau khổ. Cả một đời  lão sống trung thực, không dối lừa ai mà nay lỡ lừa gạt con chó mà lão yêu quý như con. Vì thế mà lão đã quyết định tự chấm dứt cuộc đời mình bằng một liều bả chó. Một cái chết dữ dội và đau đớn. Than ôi! Thương thay những kiếp nghèo bị dồn đến bước đường cùng! Cái chết ấy, lão như muốn giữ lại sự trong sạch cho chính mình, thà “chết trong còn hơn sống đục”.

Trong đoạn văn trên có sử dụng câu cảm thán là:

=> Câu cảm thán: Than ôi! Thương thay những kiếp nghèo bị dồn đến bước đường cùng!


6. Bài tập ôn luyện câu cảm thán

Bài 1:

Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

a) “Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một người như thế ấy!… Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!… Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…”

                                                                                                                                                           (Nam Cao, Lão Hạc)

b) 

"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"

                                         (Thế Lữ , Nhớ rừng)

– Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán?

– Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán?

– Câu cảm thán dùng để làm gì? Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán,… có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao?

Trả lời:

– Các câu cảm thán có trong các ví dụ trên là:

+ (a): Hỡi ơi lão Hạc!

+ (b): Than ôi!

– Dấu hiệu nhận biết chính là các từ ngữ cảm thán kèm theo: Hỡi ơi! Than ôi!

– Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết). Ngôn ngữ trong đơn từ, biên bản, hợp đồng… (các văn bản hành chính – công vụ nói chung) và trong trình bày kết quả một bài toán (văn bản khoa học) là ngôn ngữ của tư duy lô-gíc cần độ chính xác và khách quan cao, vì thế không được phép dùng kèm các câu cảm thán.

-----------------------------

Như vậy, Toploigiai đã cung cấp kiến thức về đặc điểm hình thức và chức năng câu cảm thán. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tập tốt.

icon-date
Xuất bản : 22/08/2022 - Cập nhật : 22/08/2022