logo

Câu cảm thán là gì? Ví dụ?

Khi muốn miêu tả, bộc lộ cảm xúc hay nhấn mạnh ý nghĩa của câu nói cho người đọc, người nghe chúng ta thường nghe đến câu cảm thán. Bài viết dưới đây của Toploigiai sẽ giúp bạn hiểu rõ Câu cảm thán là gì? Ví dụ về câu cảm thán, mời bạn đọc tham khảo.


1. Câu cảm thán là gì? Ví dụ

Câu cảm thán là câu dùng để miêu tả, biểu lộ cảm xúc của người viết, người nói như đau buồn, giận dữ, vui vẻ, phẫn nộ, phấn khích, ngạc nhiên, chua xót, kích động… Kết thúc một câu cảm thán thường sử dụng dấu chấm than nhằm nhấn mạnh ý kiến đó.

câu cảm thán là gì ví dụ

Những câu nào có các dấu hiệu dưới đây thì bạn có thể cho rằng đó là một câu cảm thán:

– Trong câu xuất hiện các từ, cụm từ biểu cảm như than ôi, ôi, chao ôi, chao, hỡi ơi, con ơi, ông ơi, bà ơi, quá, lắm… Ví dụ: Ôi đau quá đi mất!

– Kết thúc câu cảm thán bằng một dấu chấm than. Tuy nhiên không phải câu nào kết thúc bằng dấu chấm than cũng là câu cảm thán mà đó cũng có thể là câu mệnh lệnh.

Ví dụ: Câu cảm thán: Món này thật sự rất ngon! Câu mệnh lệnh: Đi nấu cơm đi!

Đôi khi có thể không phải bất cứ câu nào những dấu hiệu trên cũng có thể là câu cảm thán, mà còn tùy vào câu chuyện và cách sử dụng kiểu liên kết câu của người nói.

>>> Xem thêm: Câu nghi vấn là gì? Ví dụ?


2. Chức năng của câu cảm thán

Bên cạnh định nghĩa về câu cảm thán là gì, tất cả chúng ta cần nắm được những chức năng của loại câu này. Câu cảm thán được sử dụng để bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc người viết. Câu cảm thán được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ nói hàng ngày; trong văn viết, câu cảm thán được thể hiện để khắc họa cảm xúc của nhân vật và giúp nội dung bài viết gần gũi và thực tế hơn.

Câu cảm thán thể hiện cảm xúc chủ quan của một member. Câu cảm thán hay được sử dụng trong văn biểu cảm, miêu tả, thơ… Tuy nhiên, trong hợp đồng, đơn từ, biên bản hay những văn bản quan trọng thì không nên sử dụng câu cảm thán vì nó không phù phù hợp với tính chất của văn bản, không thể hiện sự chính xác và khách quan.


3. Viết một đoạn văn có dùng câu cảm thán

Ví dụ 1:

Chao ôi, buổi sáng đầu xuân khung cảnh thật tuyệt diệu. Ông mặt trời thức giấc từ rất sớm và ban phát ánh nắng khắp muôn nơi. Những chú chim bay lượn và đậu trên cành hót líu lo chuyền cành, hót rộn ràng tạo nên bản du dương trầm bổng tuyệt diệu. Tôi thức dậy từ sớm để tận hưởng bầu không khí mát mẻ, dễ chịu và chuẩn bị đến trường. Sau khi chuẩn bị bữa sáng tôi chuẩn bị sách vở, đi trên con đường quen thuộc mà lòng rạo rực. Ôi! Mùa xuân đến thật tuyệt diệu biết bao!

Ví dụ 2:

Cánh đồng lúa rộng bao la, bát ngát, trải đầy những ánh nắng vàng của mặt trời. Những bông lúa non nghiêng nghiêng theo chiều gió, những cánh lúa lấp lánh những ánh vàng. Chao ôi! Mùi lúa non quyện với mùi đất, mùi nước tạo nên một thứ cảm giác thật tuyệt vời, khó diễn tả thoang thoảng khắp không gian. Xa xa, những đàn cò kêu eng éc, bay lên trời rồi lại đậu xuống, cứ dập dình dập dình như những chiếc bập bênh. Loáng thoáng, mấy người nông dân đang ra đồng thăm lúa, trên mặt ai cũng rạng rỡ, tràn đầy năng lượng. Khung cảnh đồng lúa buổi sớm bình dị là thế, đến mãi sau này khi đã đi xa nơi này tôi cũng chẳng quên được. Tôi yêu quê tôi!


4. Luyện tập một số bài tập về câu cảm thán trong SGK

Câu 1:

a. Câu cảm thán ở trong câu này là: Than ôi! Nguy thay! lo thay!

b. Câu “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi” là câu cảm thán

c. “Chao ôi, có biết đâu rằng…… của mình thôi” là một câu cảm thán

Câu 2:

Các câu a, b và c đều bộc lộ được tình cảm và cảm xúc tuy nhiên chúng không phải câu cảm thán. Bởi vì kết thúc câu cảm thán không có dấu chấm than và không có từ ngữ cảm thán. Như vậy không có câu cảm thán nào được sử dụng ở đây.

Câu 3:

Câu dùng để thể hiện tình cảm của người thân trong gia đình dành cho mình: Con thương bố mẹ nhiều lắm!

Khi thấy cảnh mặt trời mọc: Cảnh mặt trời mọc vào buổi sớm thật đẹp biết bao!

Câu 4:

Câu nghi vấn được sử dụng trong câu nhằm để hỏi. Dấu hiệu để biết được là câu nghi vấn là có dấu chấm hỏi ở phía cuối câu.

Câu cầu khiến được sử dụng nhằm với mục đích là yêu cầu hoặc khuyên nhủ. Thông thường trong câu sẽ có thêm ngữ điệu cầu khiến. Phía cuối câu thường có dấu chấm than khi kết thúc.

Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc và tình cảm của người viết hay người nói. Dấu hiệu để biết được là câu cảm thán chính là có từ ngữ cảm thay hay dấu chấm than cuối câu.

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu câu cảm thán là gì? ví dụ về câu cảm thán. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có thông tin hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt. 

icon-date
Xuất bản : 05/08/2022 - Cập nhật : 05/08/2022