logo

Câu cảm thán dùng để làm gì?

Câu hỏi: Câu cảm thán dùng để làm gì?

Trả lời:

Câu cảm thán thường đứng ở đầu hoặc cuối câu và kết thúc bằng dấu chấm than. 

Chức năng: Câu cảm thán là câu sử dụng để bộc lộ trạng thái, cảm xúc như vui vẻ, phấn khích, buồn bã, ngạc nhiên,… của người nói so với sự vật hiện tượng lạ nào đó.

Câu cảm thán dùng để làm gì?

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Khái niệm – Đặc điểm – Chức năng và Một số Bài tập áp dụng của câu cảm thán nhé! 


1. Câu cảm thán là gì

    Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ơi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào, … dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương. Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.

Ví dụ: “Ôi, bông hoa này đẹp quá!”; “Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!”


2. Đặc điểm chức năng của câu cảm thán

   Câu cảm thán sử dụng với mục đích bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc là người viết. Sử dụng nhiều trong ngôn ngữ nói hàng ngày. Với các ngôn ngữ trong biên bản, hợp đồng, đơn…không được sử dụng câu cảm thán vì nó không phù hợp với tính chất cần sự chính xác, khách quan.

Thông thường, từ câu thán đứng đầu hoặc cuối câu.

Câu cảm thán dùng để làm gì? (ảnh 2)

3. Dấu hiệu nhận biết câu cảm thán 

   Có 2 dấu hiệu giúp người đọc phân tích và nhận biết được câu nào là câu cảm thán trong đoạn văn gồm:

   Nếu kết thúc câu có dấu chấm than thì đó có thể là câu cảm thán, mình dùng từ có thể vì nhiều loại câu khác như câu cầu khiến hoặc câu trần thuật cũng có thể sử dụng dấu chấm than ở cuối câu.

   Nếu trong câu tồn tại những từ ngữ gồm: ôi, trời ơi, than ôi, hỡi ơi, làm sao, nguy thay, lo thay… thì chúng ta có thể khẳng định đó là câu cảm thán.

   Cuối cùng, các em cần căn cứ vào các từ ngữ, câu biểu thị nội dung, nguyên nhân gây ra cảm xúc trong đoạn văn.

   Đôi khi, câu cảm thán có thể được tách thành 1 câu riêng vì vậy các bạn cần phân biệt để tránh nhầm lẫn với câu đặc biệt.


4. Bài tập thực hành:

Bài 1: Đặt câu cảm , trong đó có :

a)     Một trong các từ : Ôi, ồ, chà đứng trước.

b)    Một trong các từ lắm , quá, thật đứng cuối.

*Đáp án : VD: Ôi, biển đẹp quá !

 Bài 2: Chuyển các câu sau thành các loại câu hỏi, câu khiến, câu cảm:

a)    Cánh diều bay cao.

b)    Gió thổi mạnh.

c)     Mùa xuân về.

*Đáp án :

a) –Cánh diều bay cao không ?

         – Cánh diều hãy bay cao lên !

         – Ôi, cánh diều bay cao quá !

Bài 3: Hãy diễn đạt cảm xúc của mình trong những tình huống sau đây bằng những câu cảm :

a)     Được đọc một quyển truyện hay.

b)    Được tặng một món quà hấp dẫn.

c)     Bất ngờ gặp lại một người bạn thân xa nhau đã lâu.

d)    Làm hỏng một việc gì đó.

e)     Gặp phải một sự rủi ro nào đó.

*Đáp án :

VD: e) Ôi, thật là xui xẻo !


5. Luyện tập SGK

Luyện tập các bài tập trong sách giáo khoa các bạn nhé.

Câu 1: Tìm các câu cảm thán trong bài.

Trong câu a câu cảm thán đó là: Than ôi!, Lo thay!, Nguy thay!

Trong câu b câu cảm thán đó là: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Trong câu c câu cảm thán là: Chao ôi, có biết đâu rằng…của mình thôi.

Câu 2: Phân tích tình cảm, cảm xúc trong câu.

Trong câu a, b, c đều thể hiện tình cảm, cảm xúc nhưng không phải là câu cảm thán. Bởi vì không có hình thức của câu cảm thán đó là dấu câu, từ ngữ cảm thán.

=> Kết luận không có câu cảm thán.

Câu 3: Đặt 2 câu cảm thán giúp bộc lộc cảm xúc người nói.

– Tình cảm người thân dành cho mình: Con yêu bố mẹ lắm!

– Khi thấy mọc trời mọc: Mặt trời mọc cảnh tượng thật hùng vĩ biết bao!

Câu 4: Nêu lại đặc điểm, hình thức, chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.

– Câu nghi vấn sử dụng chính để hỏi, đặc điểm nhận dạng: có dấu chấm hỏi cuối câu.

– Câu cầu khiến sử dụng mục đích đó là yêu cầu, mệnh lệnh hoặc khuyên nhủ… thường câu sẽ có thêm ngữ điệu cầu khiến, cuối câu có dấu chấm than.

– Câu cảm thán bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói/người viết. Đặc điểm nhận dạng đó là trong câu có từ ngữ cảm thán và cuối câu thường có dấu chấm than.

Câu 5: Dấu hiệu để nhận biết câu cảm thán là gì?

Dùng từ ngữ nghi vấn trong câu, có dấu hỏi cuối câu

Có dấu chấm than ở cuối câu và dùng ngữ điệu cầu khiến, khuyên bảo

Sử dụng những từ ngữ cảm thán và có dấu chấm than ở cuối câu.

Thể hiện cảm xúc trong câu

Gợi ý:

Câu A: Đây là dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn

Câu B: Có dấu chấm than cuối câu là một trong những dấu hiệu để nhận biết câu cảm thán.Tuy nhiên, trong cầu lại sử dụng ngữ điệu cầu khiến, không bộc lộ cảm xúc của người nói người viết. Vì vậy, đây không phải là dấu hiệu để nhận biết câu cảm thán mà là dấu hiệu để nhận biết câu cầu khiến

Câu C (đáp án đúng): đây là dấu hiệu để nhận biết về câu cảm thán

Câu D: Câu cảm thán dùng để thể hiện cảm xúc của người nói. Tuy nhiên có rất rất nhiều trường hợp câu nói thể hiện cảm xúc nhưng không có các dấu hiệu về sử dụng từ ngữ cảm thán, có dấu chấm than cuối câu nên không được coi là câu cảm thán. Ví dụ như câu: “Ai làm cho bể kia đầy. Cho ao kia cạn cho gầy cò con?” Ý nghĩa câu này thể hiện cảm xúc bất lực, là lời than thở của người nông dân trong chế độ cũ; tuy nhiên, đây cũng không được coi là câu cảm thán.

Câu 6:  Câu nào dưới đây là câu cảm thán

    Cậu lo lắng quá làm gì!

    Dừng lại! Đừng đụng vào đồ của tớ.

    Cậu có bận gì không?

    Trời hôm nay đẹp quá!

Gợi ý:

Dựa vào dấu hiệu nhận biết của câu cảm thán: có từ ngữ cảm thán, dấu chấm than cuối câu có thể thấy rằng:

Câu A: có dấu chấm than cuối câu nhưng không có từ ngữ cảm thán.

Câu B: tương tự câu A, có dấu chấm than cuối câu nhưng không có từ ngữ cảm thán.

Câu C: không có dấu hiệu nào của câu cảm thán

Câu D (đáp án đúng): từ ngữ cảm thán “quá”, có dấu chấm than cuối câu.

Câu 7: Chuyển các câu sau thành câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán

a)      Em đi học

b)      Mùa thu đến

c)      Hoa phượng nở

d)      Trời đang mưa

Gợi ý:

Câu nghi vấn:

Em đi học chưa?

Mùa thu đến rồi phải không?

Hoa phượng nở vào mùa nào?

Trời mưa có to không?

Câu cầu khiến:

Em hãy đi học chăm chỉ vào

Mùa thu đến nhanh lên

Hãy cùng đợi hoa phượng nở nào

Nhanh lên! Trời đang mưa rồi kia

Câu cảm thán:

Ôi! Em đi học thật chăm chỉ.

Mùa thu thật đẹp biết bao!

Ôi! Hoa phượng nở rồi kìa

Trời mưa to quá!

Câu 8: Diễn đạt cảm xúc của mình thông qua câu cảm thán trong các tình huống sau:

a)      Khi nhận được một món quà

b)      Khi ngạc nhiên, thán phục

c)      Khi gặp phải rủi ro nào đó

d)      Khi khen ngợi một ai đó

e)      Khi đọc một cuốn sách hay

Gợi ý:

Ôi! Một món quà rất tuyệt vời!

Trời ơi! Bạn ấy chạy nhanh quá!

Trời! Hôm nay là một ngày thật xui xẻo

Chao ôi! Hôm nay bạn thật là đẹp

Cuốn sách này hay ghê!

icon-date
Xuất bản : 13/11/2021 - Cập nhật : 13/11/2021