logo

Ý nghĩa của câu kính trên nhường dưới

Câu hỏi: Ý nghĩa của câu kính trên nhường dưới

Trả lời:

Ý nghĩa của câu kính trên nhường dưới đầy đủ, ngắn gọn

Câu tục ngữ: "Kinh trên, nhường dưới" muốn khuyên chúng ta:

  • “Kính trên” là kính trọng người lớn tuổi hơn mình. Nếu người lớn có nói sai, hiểu sai về mình; có hành động không đúng với mình thì mình cũng không được nói năng hỗn láo, vô lễ mà phải bình tĩnh, lễ phép trình bày, giải thích.
  • “Nhường dưới” là phải yêu thương em nhỏ, em có làm gì sai, quá đáng với mình cũng không được đánh mắng mà phải giải thích cho em hiểu.

Những vận dụng ý nghĩa của câu tục ngữ ngày vào cuộc sống là:

  • Mời ông bà, bố mẹ ăn cơm, uống nước.
  • Luôn chào hỏi lễ phép, trả lời dạ thưa với người lớn tuổi.
  • Nhường đồ chơi cho em nhỏ.
  • Khi em mắc lỗi, nhẹ nhàng chỉ bảo cho em, không la mắng em....

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về sự tôn trong nhé!


1. Khái niệm:

Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người


2. Ý nghĩa:

Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng người khác đối với mình, mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh.


3. Bài tập

1) Hành vì nào sau đây thể hiện sự tôn trọng người khác? Vì sao?

a) Đi nhẹ, nói khẽ trong bệnh viện

b) Chỉ làm theo sở thích của mình không cần biết mọi người xung quanh

c) Nói chuyện riêng, làm việc riêng và đùa nghịch trong giờ học

d) Cười đùa ầm ĩ khi đi dự hoặc gặp đám tang

đ) Bật nhạc to khi đã quá khuya

e) Châm chọc, chế giễu người khuyết tật

g) Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp điều bất hạnh

h) Coi thường, miệt thị những người nghèo khó

i) Lắng nghe í kiến của mọi người

k) Công kích, chê bai khi người khác có sở thích không giống mình

l) Bắt nạt người yếu hơn mình

m) Gây gổ, to tiếng với người xung quanh

n) Vứt rác ở nơi công cộng

o) Đổ lỗi cho người khác

Trả lời:

- Các hành vi: (a), (i) là thể hiện sự tôn trọng người khác

- Các hành vi: (b), (c), (d), (đ), (e), (g), (h), (k), (l), (m), (n), (o) đều thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác

2) Em tán thành hay không tán thành với mỗi ý kiến dưới đây? Vì sao?

a) Tôn trọng người khác là tự hạ thấp mình

b) Muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải biết tôn trọng người khác

c) Tôn trọng người khác là tự tôn trọng mình

Trả lời:

- Em không tán thành ý kiến (a) và đồng ý với ý kiến (b), (c). Bởi vì tôn trọng người khác là như sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá của người khác chứ không phải là hạ thấp mình. Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác với mình. Tôn trọng người khác thể hiện lối sông có văn hóa của mỗi người

3) Hãy dự kiến những tình huống mà em thường gặp trong cuộc sống để có cách ứng xử thể hiện sự tôn trọng mọi người, theo các gợi ý sau:

a) Ở trường (trong quan hệ với bạn bè, thầy cô giáo)

b) Ở nhà (trong quan hệ với ông bà, bố mẹ, anh chị em..)

c) Ở ngoài đường, nơi công cộng.

Trả lời:

- Ở trường:

+ Đối với thầy cô giáo: lễ phép, nghe lời, kính trọng

+ Đối với bạn bè: chan hòa, đoàn kết, thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau

- Ở nhà:

+ Đối với ông bà, cha mẹ: kính trọng, vâng lời

+ Đối với anh chị em: nhường nhịn, yêu thương, quý mến

- Ở nơi công cộng:

+ Tôn trọng nội quy nơi công cộng, không để người khác nhắc nhở hay bực mình

4) Em hãy sưu tầm một vài câu ca dao, tục ngữ nói về sự tôn trọng người khác?

Trả lời:

- Ca dao:

+ Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

+ Khó mà biết lẽ, biết lời

Biết ăn, biết ở, hơn người giàu sang

+ Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước hôm sau người cười

- Tục ngữ:

+ Kính già yêu trẻ

+ Áo rách cốt cách người thương


4. Nghị luận về tính tôn trong người khác

Mạnh Tử có câu “Thương người thì người thương lại mình, kính người thì người kính lại mình: ”. Câu nói của Mạnh Tử đã nêu nên cách ứng xử của con người trong xã hội: mỗi người cần tôn trọng người khác.

Trước tiên phải hiểu tôn trọng người khác là sự hành xử đúng mực, biết coi trọng danh dự, nhân phẩm và quyền lợi của mỗi người. Đồng thời phải biết sống hòa hợp, yêu thương mọi người xung quanh. Sống tôn trọng người khác là đối xử một cách công bằng, không phân biệt địa vị giàu sang hay màu da dân tộc. Cách sống này thể hiện bạn là một con người hiện đại và văn minh. Khi biết tôn trọng mọi người thì bản thân cũng nhận lại được sự tôn trọng của họ. Điều đó thể hiện chúng ta là người có văn hóa, có lòng tự trọng và giàu lòng trắc ẩn. Sống trong một tập thể, nếu biết tôn trọng những người xung quanh sẽ làm cho mối quan hệ đó trở nên tốt đẹp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc và cuộc sống. Và những người biết tôn trọng người khác sẽ luôn khiến cho mọi người tin tưởng, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống. Họ sẽ yêu quý và cảm thông cho bạn nhiều hơn, giống như bạn đã làm với họ.

Vậy cần làm gì để có thể trở thành một người biết tôn trọng người khác? Người biết tôn trọng sẽ thể hiện ra trong thái độ và lời nói. Họ luôn cư xử với mọi người một cách bình đẳng dù người ấy là ai, đang làm nghề nghiệp gì, đến từ đất nước nào, mang màu da gì? Mọi người đều bình đẳng và đáng được tôn trọng. Tôn trọng người khác với lời nói là luôn giữ đúng chuẩn mực khi lễ phép chào hỏi khi gặp người lớn tuổi, nói chuyện nhẹ nhàng lịch sử nơi công cộng, không cáu gắt quát mắng người khác mà nhẹ nhàng giảng giải, chia sẻ. Không chỉ vậy, hành động của họ cũng sẽ tỏ ra mình là người biết tôn trọng người khác. Cư xử đúng phép tắc cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng. Ví dụ khi ở những nơi công cộng như siêu thị, nhà hàng nếu có quá nhiều người cần thanh toán, chúng ta phải xếp hàng. Khi tham gia phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, chúng ta cần nhường ghế trên xe cho người già, trẻ em và phụ nữ có thai. Không hút thuốc tại nơi công cộng cũng là thể hiện sự tôn trọng với mọi người xung quanh… Trái ngược với những hành vi trên, cũng có không ít người tỏ ra thiếu tôn trọng mọi người. Người giàu sang có địa vị trong xã hội lại tỏ ra coi thường người công nhân bình thường. Những đứa con khi lớn lên không làm tròn trách nhiệm báo hiếu cha mẹ, lại nhẫn tâm chửi mắng đánh đập đấng sinh thành. Một số người dân thiếu ý thức luôn tìm cách lách luật (đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, không đóng thuế, quan chức nhà nước lại tham nhũng...)

Đối với mỗi học sinh như chúng tôi, là thế hệ tương lai của đất nước thì ý thức tôn trọng mọi người đến từ những điều rất nhỏ. Sự tôn trọng với những người thân trong gia đình như ông bà cha mẹ là những lời lễ phép chào hỏi lịch sử trước và sau khi đi học về, cũng là việc tự ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân hay nhà cửa. Đặc biệt là việc cố gắng học tập chăm chỉ đạt được kết quả cao để không phụ sự vất vả của cha mẹ. Sự tôn trọng với thầy cô là những lời chào hỏi lễ phép, luôn học bài và làm bài trước khi đến lớp, trao đổi thẳng thắn ý kiến với thầy cô nhưng vẫn giữ được sự kính trọng. Sự tôn trọng với bạn bè đến từ cách xưng hô trò chuyện lịch sử, tôn trọng sở thích cá nhân hay cuộc sống riêng tư của bạn, biết cảm thông và chia sẻ với bạn bè khi bạn gặp khó khăn chứ không kì thị xa lánh. Nhưng hiện nay, một bộ phận không nhỏ học sinh quen với lối sống ích kỉ, thiếu tôn trọng người khác. Không khó để đọc trên báo những trường hợp học sinh đánh nhau, nói tục chửi bậy ngay tại trường học - nơi dạy con người những điều hay lẽ phải. Thậm chí, khi thế giới của công nghệ tồn tại đã vô hình trở thành con dao hai lưỡi giết chết truyền thống tôn sự trọng đạo đáng tự hào. Những ngày học tập trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19 với những bài giảng trực tuyến được các thầy cô chuẩn bị một cách tâm huyết. Khi đăng lên mạng lại có những bình luận với lời lẽ thô tục dưới các video ấy. Những hành vi này của các bạn học sinh thực sự chính là lời cảnh tỉnh cho thực trạng đạo đức học sinh đang xuống cấp, ảnh hưởng đến nền giáo dục của đất nước. Chính vì vậy, tôi luôn tự nhủ phải cố gắng trau dồi đạo đức của bản thân để trở thành một người sống biết tôn trọng những người xung quanh.

Tóm lại, trong cuộc sống, mỗi con người cần biết tôn trọng mọi người xung quanh để khiến cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Bản thân mỗi học sinh cũng cần tự ý thức sống tôn trọng để xứng đáng trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.

icon-date
Xuất bản : 13/11/2021 - Cập nhật : 13/11/2021