logo

NaoH có độc không

NaoH là sodium hydroxide với nhiều ứng dụng tuyệt vời không một hóa chất nào có thể thay thế được. Hóa chất NaOH có tính nhờn, làm bục vải, giấy và ăn mòn da. Nhưng NaoH là một trong những hóa chất nguy hiểm cần chú ý khi sử dụng để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

[CHUẨN NHẤT] NaoH có độc không

NaoH có độc không?

a. Mức xếp loại nguy hiểm:

        - Dạng nguy hiểm, Hạng 1 Ăn mòn và gây phỏng rộp da

Tỷ lệ J.T. Baker SAF-T-DATA (để tham khảo)

        - Sức khỏe: 3 - Cao (độc).

        - Dễ cháy: 0 – không cháy.

        - Phản ứng : 2- Trung bình.

b. Cảnh báo nguy hiểm

Tổng quan:

        - Là chất độc hại.

        - Nguy hiểm. ăn mòn, có thể gây chết người nếu nuốt phải.

        - Hít phải gây hại.

        - Gây bỏng nếu tiếp xúc.

        - Phản ứng với nước, axit và các nguyên vật liệu khác.

c. Các đường tiếp xúc và triệu chứng

        - Đường mắt: Gây di ứng có thể gây bỏng làm mù lòa.

        - Đường thở: Gây dị ứng nghiêm trọng. Hít phải bụi có thể gây dị ứng nhẹ hoặc ảnh hưởng đến đường hô hấp, tùy thuộc theo mức độ hít phải. Triệu chứng bao gồm: Hắt hơi, sổ mũi, đau họng. Có thể gây viêm phổi.

        - Đường da: Gây di ứng hoặc bỏng hoặc tạo thành sẹo.

        - Đường tiêu hóa: Nếu nuốt phải có thể gây cháy miệng, họng, dạ dày. Có thể gây ra nhiều sẹo hoặc gây chết. Triệu chứng bao gồm: Chảy máu, nôn, tiêu chảy, hạ huyết áp.

        - Hi vọng với một vài tổng hợp về đặc tính nguy hiểm của NaOH - Natri hiđroxit trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nữa về hóa chất công nghiệp này. Tuy rằng nó có rất nhiều ứng dụng trong thực tế và các sản phẩm được sản xuất từ chất này đều có khả năng ảnh hưởng cực nhỏ đối với cơ thể người nhưng vẫn không thể lơ là sự ảnh hưởng của nó.

[CHUẨN NHẤT] NaoH có độc không(ảnh 2)
NaOH gây bỏng và tạo sẹo lớn nếu không được sử dụng đúng cách

Biện pháp phòng tránh khi sử dụng xút ăn da

 Như đã trình bày ở trên, mặc dù NaOH có nhiều ứng dụng trong công nghiệp, hóa chất này vẫn có những ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không sử dụng và tiếp cận đúng cách. Dưới đây Bilico sẽ hướng dẫn bạn 1 vài mẹo để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng:

        - Trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ chuyên dụng như: quần áo, kính, găng tay,…

        - Sử dụng xà phòng để rửa sạch tay khi làm việc với xút

        - Tuân thủ các cảnh báo và hướng dẫn trên bao bì sản phẩm

        - Không nên dùng kèm với các thiết bị có tính phát lửa

        - Tránh việc trộn lẫn NaOH cùng axit hoặc các chất hữu cơ

        - Không tái sử dụng thùng đựng NaOH sau khi sử dụng hết

        - Chú ý thêm NaOH vào nước và tránh làm theo chiều ngược lại

Ngoài ra, trong khâu bảo quản, bạn cũng cần chú ý 1 số điểm sau để hóa chất đảm bảo hiệu quả sử dụng cao. Cụ thể là:

        - Bảo quản ở nơi khô thoáng, thoáng mát

        - Không lưu trữ NaOH cùng với nhôm và mangan.

        - Lưu trữ NaOH ở trong thùng kín

        - Tránh xa những địa điểm có thể gây cháy, nổ.


Biện pháp sơ cứu khi tiếp xúc trực tiếp với xút ăn da:

a. Trường hợp hít phải hơi:

        - Di chuyển nạn nhân đến nơi thoáng khí và giữ yên trong tư thế thoải mái để thở. Gọi ngay một trung tâm chống độc hoặc bác sĩ

b. Trường hợp xút tiếp xúc với da

        - Rửa ngay chỗ tiếp xúc với nước vòi hoa sen trong 15 phút. Không dùng các chất trung hòa (hóa học).

        - Cởi bỏ quần áo đem giặt, không cởi quần áo nếu quần áo dính vào da. Che vết thương bằng băng vô trùng.

        - Tham khảo ý kiến bác sĩ.

        - Nếu bề mặt bỏng > 10%: đưa nạn nhân đến bệnh viện. Cởi bỏ ngay tất cả quần áo bị nhiễm bẩn. Rửa sạch da với nước/vòi hoa sen. Gọi ngay trung tâm chống độc hoặc bác sĩ.

c. Trường hợp xút tiếp xúc mắt

        - Rửa cẩn thận với nước trong vài phút.

        - Loại bỏ kính áp tròng nếu có và dễ thực hiện. Tiếp tục rửa.

        - Gọi ngay trung tâm chống độc hoặc bác sĩ.

d. Trường hợp nuốt phải xút:

        - Súc miệng bằng nước.

        - Ngay sau khi nuốt phải: cho uống nhiều nước. Không gây nôn. Không dùng than hoạt tính. Không dùng thuốc giải độc hóa học.

        - Tham khảo ngay ý kiến bác sĩ. Gọi cho Trung tâm chống độc.

        - Nếu nuốt phải số lượng lớn: ngay lập tức đến bệnh viện. Súc miệng. Không gây nôn. Gọi ngay cho trung tâm chống độc hoặc bác sĩ.

e. Các lưu ý dành cho bác sĩ điều trị

        - Triệu chứng nếu tiếp xúc với da: da bỏng và bị ăn mòn, vết thương chậm lành.

        - Triệu chứng nếu hít phải: Nếu hít phải nồng độ cao: họng khô, đau họng. Kích ứng đường hô hấp và niêm mạc mũi. Các triệu chứng sau có thể xảy ra muộn: co thắt thanh quản, phù nề. Nguy cơ phù phổi, khó thở.

        - Triệu chứng nếu tiếp xúc với mắt: ăn mòn mô mắt, gây tổn thương mắt nghiêm trọng, có thể tổn thương vĩnh viễn.

        - Triệu chứng nếu nuốt phải: Nôn mửa, tiêu chảy. Bỏng niêm mạc dạ dày, ruột. Có thể gây thủng thực quản, chảy máu đường tiêu hóa. Có thể sốc. Nếu hấp thụ lượng lớn có thể rối loạn ý thức.

icon-date
Xuất bản : 31/07/2021 - Cập nhật : 20/12/2022