Nhiễm sắc thể là vật thể di truyền tồn tại trong nhân tế bào bị ăn màu bằng chất nhuộm kiềm tính, được tập trung lại thành những sợi ngắn và có số lượng, hình dạng kích thước đặc trưng cho mỗi loài. Nhiễm sắc thể có khả năng tự nhân đôi, phân li hoặc tổ hợp ổn định qua các thế hệ. Nhiễm sắc thể có khả năng bị đột biến cấu trúc tạo ra những đặc trưng di truyền mới. Mỗi cromatit bao gồm chủ yếu một phân tử ADN và protein loại histon.
A. Chỉ gồm protein
B. Protein và ARN
C. Một phân tử ADN và protein loại histon
D. Một phân tử ADN
Trả lời
Đáp án đúng: C. Một phân tử ADN và protein loại histon
Mỗi cromatit bao gồm chủ yếu một phân tử ADN và protein loại histon.
>>> Tham khảo: Mỗi cromatit có bề ngang là?
- Nhiễm sắc thể (NST) là vật thể tồn tại trong nhân tế bào, bắt màu thuốc nhuộm kiềm tính, do vật chất di truyền tập trung lại thành những sợi ngắn và có số lượng, hình dạng kích thước đặc trưng cho mỗi loài.
- Trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xoma), nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái và kích thước, 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ → các gen trên cặp NST cũng tồn tại thành từng cặp.
Mỗi NST gồm hai nhiễm sắc tử chị em (cromatit) gắn ở tâm động. Mỗi crômatit bao gồm chủ yếu một phân tử ADN và protein loại Histon.
+ Tâm động có vai trò: là vị trí liên kết của thoi vô sắc với NST, đảm bảo NST di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
+ Vùng đầu mút có tác dụng bảo vệ NST và giúp các NST không dính vào nhau.
- NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN có vai trò quan trọng đối với sự di truyền:
+ Việc tập hợp ADN thành NST có vai trò lưu giữ, bảo quản thông tin di truyền trong tế bào.
+ Sự tự sao của ADN đưa đến sự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen qui định tính trạng được di truyền qua các thế hệ.
>>> Tham khảo: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cromatit
Câu 1: NST có hình thái và kích thước như thế nào?
A. Hình thái và kích thước NST thường thay đổi qua các kì của quá trình phân bào, nhưng mỗi NST đều có hình thái và kích thước đặc trưng qua các thế hệ
B. Ở kì giữa (khi xoắn cực đại), NST có hình quạt, hình que, hình chữ V
C. Hình thái và kích thước NST phụ thuộc vào từng loài
D. Cả A và B
Đáp án đúng: D. Cả A và B
Câu 2: Thành phần hoá học của NST bao gồm:
A. Phân tử Prôtêin
B. Phân tử ADN
C. Prôtêin và phân tử ADN
D. Axit và bazơ
Đáp án đúng: C. Prôtêin và phân tử ADN
Câu 3: Chọn câu đúng trong số các câu sau:
a. Số lượng NST trong tế bào nhiều hay ít không phản ánh mức độ tiến hoá của loài.
b. Các loài khác nhau luôn có bộ NST lưỡng bội với số lương không bằng nhau.
c. Trong tế bào sinh dưỡng NST luôn tồn tại từng cặp, do vậy số lượng NST sẽ luôn chẵn gọi là bộ NST lưỡng bội.
e. NST là sợ ngắn, bắt màu kiềm tính, thấy được dưới kính hiển vi khi phân bào.
Số phương án đúng là:
A. a
B. b
C. c
D. d
Đáp án đúng: B. b
Câu 4: Tính chất đặc trưng của NST là gì?
A. NST biến đổi qua các kì của quá trình phân bào
B. Bộ NST đặc trưng được duy trì ổn định qua các thế hệ
C. Tế bào của mỗi loài sinh vật có một bô NST đặc trưng ( với số lượng và hình thái xác định)
D. Cả A và B đúng
Đáp án đúng: C. Tế bào của mỗi loài sinh vật có một bô NST đặc trưng ( với số lượng và hình thái xác định)
Câu 5: Câu nào sau đây không đúng?
A. Crômatit chính là NST đơn.
B. Trong phân bào, có bao nhiêu NST, sẽ có bấy nhiêu tơ vô sắc được hình thành.
C. Ở kì giữa quá trình phân bào, mỗi NST đều có dạng kép và giữa hai crômatit đính nhau tại tâm động.
D. Mỗi NST ở trạng thái kép hay đơn đều chỉ có một tâm động.
Đáp án đúng: A. Crômatit chính là NST đơn.
-------------------------
Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về Mỗi cromatit bao gồm chủ yếu một phân tử ADN và protein loại histon. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!