Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là sự biến đổi một cách khác thường trong cấu trúc của nhiễm sắc thể. Sự biến đổi này bao gồm các dạng như: tăng giảm số lương gen trên NST, thay đổi trình tự sắp xếp làm NST bị thay đổi về hình dạng và cấu trúc. Các dạng đột biến cấu trúc NST gồm: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đọan, chuyển đoạn. Trong đó mô tả đúng với cơ chế gây đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể là một đoạn nhiễm sắc thể nào đó đứt ra đảo ngược 1800 và nối lại.
A. Hai đoạn nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau trao đổi cho nhau những đoạn không tương đồng.
B. Các đoạn không tương đồng của cặp nhiễm sắc thể tương đồng đứt ra và trao đổi đoạn cho nhau.
C. Một đoạn nhiễm sắc thể nào đó đứt ra đảo ngược 1800 và nối lại.
D. Một đoạn nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi gắn vào nhiễm sắc thể của cặp tương đồng khác.
Trả lời:
Đáp án đúng: C. Một đoạn nhiễm sắc thể nào đó đứt ra đảo ngược 1800 và nối lại.
Mô tả đúng với cơ chế gây đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể là một đoạn nhiễm sắc thể nào đó đứt ra đảo ngược 1800 và nối lại.
Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể là một dạng đột biết cấu trúc nhiễm sắc thể. Cơ chế gây đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể là một đoạn nhiễm sắc thể nào đó đứt ra đảo ngược 1800 và nối lại. Đột biến đảo đoạn xảy ra đối với đoạn chứa hoặc không chứa tâm động. Do cơ chế đột biến đảo đoạn là đứt ra và nối lại nên số lượng gen không thay đổi mà chỉ thay đổi trình tự gen trên nhiễm sắc thể. Vì vậy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của gen (có thể ngừng hoạt động hoặc ngược lại).
Nguyên nhân của đột biến đảo đoạn NST là do một số tác nhân vật lí như: các chất phóng xạ, tia phóng xạ, thuốc trừ sâu, thuộc diệt cỏ,… Ngoài ra còn do một số biến đổi sinh lý nội bào làm đột biến cẩu trúc NST.