logo

Mở bài Phú sông Bạch Đằng lớp 10

Tuyển chọn những bài văn hay Mở bài Phú sông Bạch Đằng. Với những bài văn mẫu đặc sắc, chi tiết dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé! 


Mở bài Phú sông Bạch Đằng - Mẫu số 1

       Trương Hán Siêu là một người có học vấn uyên bác, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình và có nhiều đóng góp lớn cho hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông. Trong thơ văn cổ Việt Nam có một số tác phẩm lấy đề tài sông Bạch Đằng, nhưng Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu được xếp vào hàng kiệt tác. “Phú sông Bạch Đằng” là một tác phẩm bộc lộ tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc.


Mở bài Phú sông Bạch Đằng - Mẫu số 2

       Mỗi chúng ta, ai cũng thường có cho mình một nơi nào đó để gửi gắm ký ức. Các nhà văn, nhà thơ cũng vậy, họ hay chọn cho mình một miền đất hoặc một con sông. Và ở đó bao nhiêu ký thác tâm hồn được vắt ngang qua. Trở lại thế kỉ XIV, văn học trung đại của dân tộc đã có một nhà thơ như thế. Đó chính là Trương Hán Siêu – nhà thơ nặng lòng với con sông Bạch Đằng oai hùng của lịch sử qua văn phẩm nổi tiếng Phú sông Bạch Đằng. Có lẽ biết bao tâm tư của cả một đời cống hiến được ông dồn nén hết thảy vào dòng chảy bất diệt ấy để làm nên một tác phẩm trở thành đỉnh cao của thơ văn dân tộc.


Mở bài Phú sông Bạch Đằng - Mẫu số 3

       Tình yêu thiên nhiên, cảnh vật non sông gấm vóc quê hương vốn không phải là một đề tài mới mẻ. Trong các trang thơ đã có rất nhiều những nhà văn, nhà thơ thể hiện rất thành công đề tài này. Nhưng ở trong mỗi tác phẩm thơ văn thì các nhà văn, nhà thơ lại thể hiện với những sắc thái hoàn toàn mới mẻ, với những đối tượng miêu tả, sắc thái miêu tả hoàn toàn khác nhau, mang đặc trưng riêng của phong cách mỗi nhà thơ. Cũng viết về cảnh sắc của thiên nhiên đất trời, nhà thơ Trương Hán Siêu đã thể hiện tình yêu cũng như niềm tự hào trước vẻ đẹp của đất nước, mà đối tượng ở đây là con sông lịch sử, con sông hào hùng của dân tộc Việt Nam, con sông Bạch Đằng. Tình yêu ấy, niềm tự hào ấy của nhà thơ được thể hiện rõ nét qua bài phú “Phú sông Bạch Đằng”.


Mở bài Phú sông Bạch Đằng - Mẫu số 4

       "Phú sông Bạch Đằng" - một tác phẩm tiêu biểu cho đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam. Tác giả Trương Hán Siêu đã bằng những hoài niệm quá khứ để thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc về chiến công lừng lẫy trên sông Bạch Đằng. Có thể nói bài phú chứa đựng những giá trị tư tưởng nhân văn sâu sắc, đó là truyền thống anh hùng bất khuất và đạo lý nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam ta. Mở đầu bài Phú sông Bạch Đằng là lời giới thiệu nhân vật "khách", thực tế đây chính là tác giả, một người có tâm hồn ưa du ngoạn, khám phá và tự do phóng khoáng.


Mở bài Phú sông Bạch Đằng - Mẫu số 5

       Trong văn chương trung đại, chủ đề thiên nhiên luôn là chủ đề chiếm ưu thế, là nguồn cảm hứng sáng tạo không thể thiếu cho các nhà văn, nhà thơ. Mỗi người lại tìm đến thiên nhiên trong những tâm trạng khác nhau. Nếu như Cao Bá Quát đến với thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng chua xót bất đắc chí. Nguyễn Bỉnh Khiêm đến với thiên nhiên để bày tỏ đạo lí thanh cao trước thói đời bon chen danh lợi thì qua bài “Phú sông Bạch Đằng”, Trương Hán Siêu đã tìm đến thiên nhiên với một tâm tư cảm hoài của người anh hung, thể hiện qua những cảm xúc của nhân vật khách trước cảnh dòng sông Bạch Đằng lịch sử.


Mở bài Phú sông Bạch Đằng - Mẫu số 6

       Đã là người Việt Nam thì có ai không biết tới dòng sông Bạch Đằng lịch sử. Đó là nơi đã từng diễn ra những trận đánh quyết liệt chống quân xâm lược phương Bắc. Tại đây, Ngô Quyền thắng quân Nam Hán; Lê Hoàn quét sạch quan Tống; Trần Hưng Đạo nhấn chìm đại quân Nguyên Mông. Bởi thế, dòng sông ấy đã trở thành chủ đề sáng tác, ngợi ca của rất nhiều tác giả, đặc biệt là trong văn học trung đại với nhiều cây bút tên tuổi như Trần Minh Tông, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân. Trong số đó không thể không kể tới “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu. Bài phú thể hiện cảm xúc lịch sử của nhân vật khách trước cảnh sắc sông Bạch Đằng và những suy ngẫm, lời ngợi ca khẳng định vai trò của con người.


Mở bài Phú sông Bạch Đằng - Mẫu số 7

       Phú sông Bạch Đằng cùng với những áng thiên cổ hùng văn khác đã làm đầy thêm kho tàng văn học lịch sử nước nhà. Nếu với Bình ngô đại cáo cho ta một bản hùng ca về chiến tích, về tinh thần và khí thế chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn và đồng thời cũng là một bản cáo trạng đanh thép về kẻ thù thì với Phú Sông Bạch Đằng, Trương Hán Siêu lại khiến người đọc có chút hoài niệm về thời kỳ lịch sử đã qua của các vị anh hùng dân tộc, đồng thời như một điểm tựa, điểm lùi lịch sử cho những thế hệ sau thấu hiểu sâu sắc hơn về sự hi sinh của các vị cha ông ta ngày trước. Có lẽ vì thế, dù  cùng những tác phẩm viết sâu về đề tài lịch sử, Phú Sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu vẫn khẳng định được vẻ đẹp riêng của nó.


Mở bài Phú sông Bạch Đằng - Mẫu số 8

       “Bạch Đằng giang phú" - một bài phú tiêu biểu xuất sắc nhất trong thể phú của văn học Việt Nam thời kì trung đại, qua bài phú, tác giả Trương Hán Siêu không chỉ ca ngợi truyền thống anh hùng kiên cường bất khuất của dân tộc mà còn thể hiện niềm tự hào về cảnh đẹp quê hương đất nước. Tiêu biểu trong đoạn mở đầu của bài phú, tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp của con sông Bạch Đằng lịch sử, một địa danh mang ý nghĩa lịch sử to lớn đối với dân tộc.


Mở bài Phú sông Bạch Đằng - Mẫu số 9

       Mỗi chúng ta, ai cũng thường có cho mình một nơi nào đó để gửi gắm kí ức. Các nhà văn, nhà thơ cũng vậy, họ hay chọn cho mình một miền đất hoặc một con sông. Và ở đó bao nhiêu kí thác tâm hồn được vắt ngang qua. Trở lại thế kỉ XIV, văn học trung đại của dân tộc đã có một nhà thơ như thế. Đó chính là Trương Hán Siêu – nhà thơ nặng lòng với con sông Bạch Đằng oai hùng của lịch sử qua văn phẩm nổi tiếng Phú sông Bạch Đằng.


Mở bài Phú sông Bạch Đằng - Mẫu số 10

       Trương Hán Siêu là một danh sĩ đời Trần, sau lúc qua đời được vua Trần truy phong là Thiếu Bảo.Ông còn để lại bốn bài thơ và ba bài văn "Dục Thuý sơn khắc thạch","Linh Tế Tháp ký","Khai Nghiêm tự bi","Bạch Đằng giang phú",...Trong thơ văn cổ Việt Nam có một số tác phẩm lấy đề tài sông Bạch Đằng nhưng"Bạch Đằng giang phú" của Trương Hán Siêu được xếp vào hạng kiệt tác. Chưa rõ Trương Hán Siêu viết "Bạch Đằng giang phú"vào năm nào, nhưng qua giọng văn cảm hoài "Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá-Tiếc thay dấu vết luống còn lưu", ta có thể đoán định được, bài phú này chỉ có thể ra đời sau khi Trần Quốc Tuấn đã mất, tức là vào khoảng 1301-1354.

       "Bạch Đằng giang phú" được viết bằng chữ Hán. Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đổng Chi, Bùi Văn Nguyên... đã dịch khá thành công áng văn này. Bài cảm nhận về "Bạch Đằng giang phú" dựa trên văn bản dịch của giáo sư Bùi Văn Nguyên.

---/---

Trên đây là một số bài văn mẫu Mở bài Phú sông Bạch Đằng mà Top lời giải đã biên soạn. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các em có một bài văn thật tốt!

icon-date
Xuất bản : 10/05/2021 - Cập nhật : 10/05/2021