logo

Miền Trung Câu ví dặm nằm nghiêng Đọc hiểu

Tuyển tập Miền Trung Câu ví dặm nằm nghiêng Đọc hiểu hay nhất thi THPT Quốc gia. Trả lời các câu hỏi Đọc hiểu trong tác phẩm Mùa xuân chín chi tiết nhất.

Miền Trung Câu ví dặm nằm nghiêng Đọc hiểu hay nhất thi THPT Quốc gia

Đề Đọc hiểu Miền Trung Câu ví dặm nằm nghiêng

Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích:

Miền Trung Câu ví dặm nằm nghiêng

Trên nắng và dưới cát

Đến câu hát cũng hai lần sàng lại

Sao lọt tai rồi vẫn day dứt quanh năm.

Miền Trung

Bao giờ em về thăm

Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt

Lúa con gái mà gầy còm túa đỏ

Chỉ gió bão là tốt tươi như có

Không ai gieo mọc trắng mặt người.

Miền Trung

Eo đất này thắt đáy lưng ong

Cho tình người đọng mật

Em gắng về

Đừng để mę già mong...

(Trích Miền Trung, Hoàng Trần Cương, Thơ hay Việt Nam thế kỉ XX, NXB Văn hóa Thông tin, 2006, tr. 81-82)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra hai hình ảnh trong đoạn trích diễn tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung.

Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về mảnh đất và con người miền Trung?

Miền Trung

Eo đất này thắt đáy lưng ong

Cho tình người đọng mật

Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với miền Trung được thể hiện trong đoạn trích.

Lời giải: 

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2: Hai hình ảnh thể hiện sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung là:

+ Câu ví dặm nằm nghiêng/ Trên nắng và dưới cát (chỉ một vùng đất đầy nắng gắt và cát bao phủ, thể hiện một vùng đất khô cằn và khắc nghiệt)

+ Chỉ có gió bão là tốt tươi như cỏ/ Không ai gieo mọc trắng mặt người. (Chỉ một hiện tượng thiên nhiên đặc trưng của vùng đất miền Trung: nhiều bão lũ, mưa giông.)

Câu 3: Những dòng thơ trên gợi ta nghĩ đến mảnh đất và con người miền Trung:

+ Câu thơ Eo đất này thắt đáy lưng ong gợi ra một mảnh đất miền Trung bé nhỏ, dài và hẹp, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, đất đai cằn cỗi, không màu mỡ. Tất cả các yếu tố đó khiến cho mảnh đất miền Trung trở nên khó sống, khó phát triển.

+ Câu thơ Cho tình người đọng mật dường như tạo nên một sự đối lập với câu trước đó. Có thể thiên nhiên nghiệt ngã nhưng tình người thì không. Cũng như những giọt mật dâng hiến cho đời, con người nơi đây đậm tình đậm nghĩa, giàu yêu thương, giàu nghị lực, ý chí vươn lên, không ngại khó ngại khổ. Con người vẫn gắn bó với nhau với mảnh đất nơi đây bằng tình yêu chân thành, giản dị.

Câu 4: 

- Đây là câu hỏi mở. HS có thể trả lời tự do theo cảm nhận của mình.

- Gợi ý: đọc đoạn trích ta có thể cảm nhận rất rõ tình cảm của tác giả đối với mảnh đất miền Trung: 

+ Trước hết, đó là một tình thương mến, một sự đồng cảm dành cho Miền Trung. Những câu thơ như Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt hay Đến câu hát cũng hai lần sàng lại … gợi một nỗi trăn trở, day dứt, một niềm thương cảm sâu sắc đối với mảnh đất khô cằn, thiên nhiên không ưu đãi, luôn gieo bao nỗi tai ương lên cuộc sống vốn đã nhọc nhằn của người dân nơi đây. Đó còn là niềm cảm phục về ý chí, nghị lực của người dân miền Trung.

+ Ta còn cảm nhận được một sự khắc khoải, một khát khao về một lối thoát cho miền Trung qua đoạn thơ cuối… Một sự hi vọng về những người con rồi sẽ trở về gây dựng quê hương, làm cho quê hương thức dậy những tiềm năng…

icon-date
Xuất bản : 05/04/2021 - Cập nhật : 17/12/2021