logo

Đọc hiểu Ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi

Tuyển tập Đọc hiểu Ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi hay nhất thi THPT Quốc gia. Trả lời các câu hỏi Đọc hiểu trong Ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi chi tiết nhất.


Đề Đọc hiểu Ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi số 1

Đọc đoạn văn và trả lời các yêu cầu dưới đây:

"Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ Mij tưởng mình cũng là con trâu con ngựa"

“Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào công việc cả đêm cả ngày”

"Mỗi ngày Mị không nói lùi lũi như con rùa nuôi trong xó xửa"

"Ngựa vẫn đứng yên gãi chân nhai cỏ, Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa"

( " Vợ chồng A Phủ"- Tô Hoài)

Câu 1. Những thủ pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong những câu văn trên?

Câu 2. Nêu hiệu quả, ý dụng của những thủ pháp nghệ thuật ấy?

Câu 3. Từ những câu trích trên, anh (chị) hãy viết một đoạn văn quy nạp ( khoảng 10-12 câu) nói về tình cảm, thái độ của nhà văn với đối tượng miêu tả?

Đọc hiểu Ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi hay nhất thi THPT Quốc gia

Lời giải :

Câu 1.

Những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng là: so sánh ( bằng, hơn, kém), điệp, vật hóa.

Câu 2.

Hiệu quả, tác dụng:

- So sánh Mị với con trâu, con ngựa, con rùa để làm nổi bật nỗi khổ về cả thể xác lẫn tinh thần của cô gái Mèo này.

- Điệp để nhấn mạnh nội dung diễn đạt đồng thời tọa nhịp điệu cho câu văn.

- Vật hóa ( ngược với nhân hóa) tạo nên ý nghĩa kiếp người chỉ bằng, thậm chí không bằng kiếp vật.

Câu 3.

Yêu cầu về đoạn văn:

- Hình thức: 10-12 câu theo phương pháp quy nạp.

- Nội dung: Sự thấu hiểu và cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với nỗi khổ đua bất hạnh của nhân vật Mị trong tác phẩm nói riêng và những người phụ nữ miền núi nói chung. Qua đó, ta thấy Tô Hoài là một nhà văn vừa am hiểu đời sống, vừa có tấm lòng nhân đạo đáng quý.


Đề Đọc hiểu Ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi số 2

Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi dưới đây:

Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tài ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà này đến nhà khác, ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà  nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù đi hái củi, bung ngô,  nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.

Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một cái cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng, Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.

( Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo Dục, 2008, tr.6)

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Anh (chị) hãy phân tích nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật của tác giả.

Câu 2. Theo anh (chị), giọng trần thuật của nhà văn có gì đặc biệt ?

Câu 3. Hãy phân tích chuỗi hình ảnh so sánh: Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa…; Con ngựa, con trâu làm còn có, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày; Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.

Câu 4. Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?

Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?

Câu 5. Từ văn bản, viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của anh (chị) về tấm lòng nhân đạo của nhà văn đối với nhân vật.

Lời giải:

Câu 1.

- Tô Hoài chủ yếu khắc họa nhân vật thông qua ý nghĩ và hành động. Điều đáng nói là các ý nghĩ và hành động của Mị đều lặp đi lặp lại, quẩn quanh, nhàm chán. Trong đầu Mị chỉ xuất hiện một ý nghĩ duy nhất: Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa hay không bằng con trâu, con ngựa. Còn hành động, quanh năm suốt tháng Mị vùi đầu vào chuỗi công việc giống nhau. ⇒ Mị hiện lên như một công cụ lao động sống lặng lẽ, cam chịu bị bóc lột, đọa đày về thân xác.

- Với thủ pháp so sánh (Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa) và chi tiết chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay đầy ám ảnh, nhà văn Tô Hoài đã khắc họa đậm nét sự tê liệt về ý thức, về tâm hồn trong Mị. Là con rùa (xuống sông đội đá, lên chùa đội bia - ca dao). ⇒ Mị suốt đời câm lặng, chịu đựng bì đè nén, áp bức, không còn hy vọng, không mong đợi cái gì, chỉ quẩn quanh, bế tắc trong căn buồng âm u như một nhà tù chật hẹp.

Câu 2.

Giọng trần thuật của tác giả thể hiện ở lối kể chậm với giọng kể trầm lắng đầy cảm thông, yêu mến => giúp người đọc hòa vào dòng ý nghĩ, hòa với tiếng nói bên trong của nhân vật, vừa bóc lột trực tiếp đời sống nội tâm nhân vật vừa tạo được sự đồng cảm.

Câu 3.

- Chuỗi hình ảnh so sánh có sự tăng cấp, từ so sánh ngang bằng (Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa…) đến so sánh hơn (Con ngựa, con trâu làm còn có, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.); từ sự đè nén, áp bức về thể xác đến sự chèn áp nặng nề về tinh thần khiến Mị trở thành con người bị tê liệt hoàn toàn về ý thức sống (Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.).

- Tác dụng: Nghệ thuật so sánh giúp Mị hiện lên sâu sắc hơn, tưởng như chính Mị là một công cụ lao động sống hoàn toàn không có ý thức về sự sống.

Câu 4.

- Chi tiết căn buồng Mị ở có một cái cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc:

+ Khắc họa cuộc sống tù túng, tăm tối, quẩn quanh, bế tắc của Mị.

+ Tố cáo sâu sắc tội ác của chế độ xã hội miền núi Tây bắc Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

- Suy nghĩ của Mị chính là cho ta thấy thái độ cam chịu, chấp nhận, buông xuôi theo số phận.

Câu 5.

- Viết đoạn văn hoàn chỉnh đầy đủ 3 phần (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn), có thể sử dụng các phương pháp quy nạp, tổng phân hợp ...

- Nội dung chính: Cảm nhận về tấm lòng nhân đạo của Tô Hoài dành cho nhân vật.

Ví dụ:

+ Tấm lòng nhân đạo của Tô Hoài được thể hiện ở sự thấu hiểu, cảm thông, yêu thương ,sẻ chia với tình cảnh cực khổ, đau đớn của nhân vật;

+ Tấm lòng nhân đạo còn được thể hiện ở việc tố cáo tội ác của thế lực cường quyền, thần quyền đã áp bức bóc lột, đè nén, đàn áp thể xác và tâm hồn Mị.

icon-date
Xuất bản : 05/04/2021 - Cập nhật : 17/12/2021