logo

Metylamoni clorua có công thức là?

Câu hỏi: Metylamoni clorua có công thức là?

Trả lời

Công thức của Metylamoni clorua là: CH3NH3Cl 

Mời bạn đọc cùng với Top lời giải tìm hiểu thêm về Metylanoni clorua qua bài viết dưới đây.

CH3NH3Cl (Aminometan hidroclorua)

Tên Tiếng Anh: Methylamine hydrochloride; Aminomethane hydrochloride; Methaneamine hydrochloride

Nguyên tử / Phân tử khối (g/mol): 67.5180


Thành phần của Methylammonium Chloride - CH3NH3Cl

Phương trình phản ứng

CH3NH2 + HCl → CH3NH3Cl

Điều kiện phản ứng

- Phản ứng xảy ra ở điều kiện thường.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho hai lọ metylamin và axit HCl đặc đặt cạnh nhau.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Cho hai lọ metylamin và axit HCl đặc đặt cạnh nhau thấy có khói trắng.

Ghi chú:

- Phản ứng trên cho thấy các amin có tính bazo.

- Các amin khác cũng có phản ứng với axit HCl tương tự metylamin.

- Người ta vận dụng tính chất này để tách riêng amin khỏi các chất hữu cơ.


Bài tập vận dụng

Bài 1: Chất hữu cơ nào dưới đây chỉ có tính bazơ?

A. Lysin

B. Anilin

C. Axit glutamic

D. Metylamoni clorua

Đáp án: B

A. Glyxin có CTCT: NH2- [CH2]3-CH(NH2)- COOH => có 2 gốc NH2 và 1 gốc COOH nên có cả tính axit và bazo

B. Anilin có CTCT: C6H5NH=> chỉ có tính bazo

C. Axit glutamic: HOOC- CH2-CH2-CH(NH2)- COOH => có cả tính axit và bazo

D. metylamoni clorua: CH3NH3Cl là muối có tính axit

Bài 2. Cho các dung dịch có cùng nồng độ: CH3NH3Cl (1) ; C6H5NH3Cl (2); NH2-CH2-COOH (3). Dãy các dung dịch được sắp xếp theo thứ tự pH tăng dần là:

A. (3) < (1) < (2)

B. (2) < (3) < (1)

C. (1) < (2) < (3)

D. (2) < (1) < (3)

Đáp án: D

Thứ tự pH tăng dần tức tính bazo mạnh dần. Ta có (1) và (2) đều có tính axit, 3 có tính trung hòa nên pH =7 do đó loại A và B

Ta có CH3NH3 có tính bazo mạnh hơn anilin nên khi tạo muối với Cl sẽ cho tính axit yếu hơn

Bài 3. Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ mol là 0,1: CH3NH3CL, CH3COONa, C6H5ONa, C6H5NH3Cl, NH4Cl. Hãy sắp xếp các dung dịch trên theo chiều tăng dần giá trị Ph. Giải thích ngắn ngọn cách sắp xếp.

Trả lời

CH3COONa, C6H5ONa có tính bazơ do anion bị thuỷ phân tạo OH- :

CH3COO + H2O <=> CH3COOH + OH-

C6H5O- + H2O <=> C6H5OH + OH-

C6H5OH có tính axit yếu hơn CH3COOH nên C6H5O- bị thuỷ phân mạnh hơn CH3COO- → pH của C6H5ONa > pH của CH3COONa > 7

CH3NH3Cl, C6H5NH3Cl, NH4Cl có tính axit do cation bị thuỷ phân tạo H+ :

CH3NH3<=> CH3NH2 + H+

C6H5NH3+ <=> C6H5NH2 + H+

NH4<=> NH3 + H+

Tính bazơ C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 nên khả năng thuỷ phân C6H5NH3> NH4+ > CH3NH3+

→ pH(CH3NH3+) > pH(NH4+) > pH(C6H5NH3+) >7

Vậy pH tăng dần:

C6H5NH3Cl < NH4Cl < CH3NH3Cl < CH3COONa < C6H5ONa

icon-date
Xuất bản : 22/12/2021 - Cập nhật : 23/12/2021