Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi “Máy phát điện xoay chiều có cấu tạo như thế nào?” cùng với kiến thức mở rộng về Máy phát điện xoay chiều là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và bạn học sinh.
- Cấu tạo máy phát điện xoay chiều gồm 2 phần chính là phần cảm và phần ứng.
+ Phần cảm (roto): gồm các nam châm điện có chức năng tạo ra từ thông.
+ Phần ứng (stato): được tạo thành bởi hệ thống các cuộn dây điện cố định, giống nhau về kích thước.
- Bên cạnh 2 bộ phận chính trên còn các bộ phận cấu thành khác như: đầu phát, hệ thống nhiên liệu, làm mát, hệ thống xả,…
Tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức có liên quan đến câu hỏi trên nhé!
- Máy phát điện xoay chiều là một máy phát điện chuyển đổi năng lượng cơ học thành điện năng dưới dạng của điện xoay chiều.
- Vì lý do chi phí và đơn giản, hầu hết các phát điện sử dụng một từ trường quay với một thiết bị cố định.Đôi khi người ta cũng sử dụng một máy phát điện xoay chiều tuyến tính có phần bao ngoài quay còn từ trường lại đứng yên.
- Về nguyên tắc, bất kỳ máy phát điện tạo ra điện xoay chiều nào cũng có thể được gọi là một phát điện xoay chiều, nhưng thường là từ này đề cập đến các máy làm quay trục do ô tô và các động cơ đốt trong điều khiển.
- Máy phát điện xoay chiều sử dụng nam châm vĩnh cửu để tạo từ trường được gọi là magneto. Máy phát điện xoay chiều dùng trong nhà máy điện được thúc đẩy bằng tuốc bin hơi nước được gọi là máy phát điện tuốc bin.
- Các máy phát điện 3 pha 50 Hz hay 60 Hz loại lớn trong các nhà máy điện sản xuất ra hầu hết năng lượng điện của thế giới, sau đó điện năng được hệ thống điện lưới phân phối.
- Hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi số đường sức từ của nam châm xuyên qua tiết diện của cuộn dây luân phiên tăng giảm(hay còn gọi là từ thông qua cuộn dây biến thiên) thì dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây cũng luân phiên đổi chiều. Từ thông qua cuộn dây tăng giảm có thể là do cuộn dây quay tròn hoặc nam châm quay tròn. Nếu chu trình cứ tái diễn liên tục như vậy thì sẽ hình thành nên dòng điện.
- Dòng điện xoay chiều hay còn được gọi là dòng điện AC (Alternating Current). Đây là dòng điện cường độ và chiều thay đổi theo thời gian, sự thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định. Dòng điện xoay chiều được tạo ra do biến đổi nguồn điện một chiều hoặc tư các máy phát điện xoay chiều. Cácđồ dùng điện quen thuộc với chúng ta thường sử dụng nguồn điện xoay chiều: máy lạnh, máy giặt,tủ lạnh …
Dòng điện xoay chiều được chia theo số pha, cụ thể là:
- Dòng điện xoay chiều 1 pha:
+ Dòng điện xoay chiều 1 pha là dòng trong mạch thông thường, có hai dây được nối trực tiếp với nguồn điện. Hai dây đó là dây pha (dây nóng) và dây trung tính (dây lạnh/dây mát). Dây nguội là dây không có điện. Hướng của dòng điện trong mạch xoay chiều liên tục thay đổi theo giá trị tần số của nguồn điện ở mạch chính.
+ Theo tiêu chuẩn điện lực Việt Nam, dây pha có màu đỏ và dây trung tính có màu đen hoặc xanh.
+ Nguồn điện 220V là dòng điện xoay chiều 1 pha.
- Dòng điện xoay chiều 3 pha
+ Dòng điện xoay chiều 3 pha là dòng điện trong mạch xoay chiều có 3 dây pha và 1 dây trung tính. Nó được ví tương tự như 3 đường điện 1 pha chạy song song.
+ Theo tiêu chuẩn điện lực Việt Nam, dây pha 1 màu đỏ, pha 2 màu vàng hoặc trắng, pha 3 màu xanh dương, dòng điện trung tính màu đen và dây nối đất (PE) màu xanh lá sọc vàng.
Câu 1: Một máy phát điện xoay chiều một pha có roto gồm 4 cặp cực từ, muốn tần số của dòng điện xoay chiều mà máy phát ra là 50 Hz thì roto phải quay với tốc độ:
A. 500 vòng/ phút
B. 750 vòng/phút
C. 1500 vòng/phút
D. 3000 vòng/phút
Câu 2: Trong mạch điện xoay chiều ba pha, tải mắc hình sao có dây trung hòa, khi một pha tiêu thụ điện bị hở thì cường độ dòng điện trong hai pha còn lại:
A. Đều tăng lên
B. Đều giảm xuống
C. Không thay đổi
D. Đều bằng 0
Câu 3: Một động cơ điện xoay chiều có điện trở dây quấn là 20 Ω. Mắc động cơ vao mạng điện xoay chiều ó điện áp hiệu dụng là 220 V. Giả sử hệ số công suất của động cơ là cosφ = 0,85 không thay đổi, hao phí trong động cơ chỉ dol tỏa nhiệt. Công suất cơ cực đại mà động cơ có thể sinh ra là:
A. 437 W
B. 242 W
C. 371 W
D. 650 W
Câu 4: Trong máy phát điện xoay chiều 3 pha:
A. Stato là phần cảm, rôto là phần ứng.
B. Phần nào quay là phần ứng.
C. Stato là phần ứng, rôto là phần cảm.
D. Phần nào đứng yên là phần tạo ra từ trường.
Câu 5: Một máy phát điện xoay chiều có điện trở không đáng kể. Mạch ngoài là tụ điện nối tiếp với ampe kế có điện trở không đáng kể. Khi rôto quay với tốc độ góc 25 rad/s thì ampe kế chỉ 0,1A. Khi tăng tốc độ quay của rôto lên gấp đôi thì ampe kế chỉ:
A. 0,1 A.
B. 0,05 A.
C. 0,2 A.
D. 0,4 A.