Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi “Khi nào một vật có năng lượng?” cùng với kiến thức mở rộng là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và bạn học sinh.
Một vật có năng lượng khi nó có khả năng thực hiện công hoặc làm nóng các vật khác.
Tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức về năng lượng nhé!
- Năng lượng là đại lượng vật lý mà phải được chuyển đến một đối tượng để thực hiện một công trên, hoặc để làm nóng, các đối tượng.
- Năng lượng là một đại lượng được bảo toàn; định luật bảo toàn năng lượng cho biết năng lượng có thể được chuyển đổi thành các dạng khác nhau, nhưng không tự nhiên sinh ra hoặc mất đi.
- Đơn vị SI của năng lượng là jun, đó là công làm cho một đối tượng di chuyển với khoảng cách 1 mét để chống lại một lực có giá trị 1 newton.
- Tổng năng lượng của một hệ thống có thể được phân chia và phân loại thành thế năng, động năng hoặc kết hợp cả hai theo nhiều cách khác nhau. Năng lượng động học được xác định bởi chuyển động của một vật thể - hoặc chuyển động tổng hợp của các thành phần của một vật thể - và năng lượng tiềm năng phản ánh tiềm năng của một vật thể có chuyển động, và nói chung là một chức năng của vị trí của một vật thể trong một trường hoặc có thể được lưu trữ trong chính nó.
- Mặc dù hai loại này là đủ để mô tả tất cả các dạng năng lượng, nhưng thường thuận tiện khi đề cập đến sự kết hợp cụ thể của thế năng và động năng như dạng riêng của nó. Ví dụ, năng lượng cơ học vĩ mô là tổng của động năng tịnh tiến và quay và năng lượng trong một hệ thống bỏ qua động năng do nhiệt độ và năng lượng hạt nhân kết hợp sử dụng thế năng từ lực hạt nhân và lực yếu), trong số những lực khác.
- Các dạng năng lượng: Cơ năng, nhiệt năng, hóa năng, quang năng, điện năng, năng lượng hạt nhân
- Con người có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng, điện năng khi chúng được biến đổi thành cơ năng hoặc nhiệt năng.
- Mọi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều kèm theo sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác hay truyền từ vật này sang vật khác
+ Ta nhận biết được một vật có năng lượng khi vật có khả năng thực hiện công (cơ năng) hay làm nóng các vật khác (nhiệt năng).
+ Ta nhận biết được hóa năng, quang năng khi chúng chuyển hóa thành cơ năng hay nhiệt năng.
+ Nói chung, mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
- Không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu vì trái với định luật bảo toàn năng lượng (năng lượng không thể tự sinh ra hoặc mất đi mà chỉ chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác).
- Động cơ hoạt động được là có cơ năng. Cơ năng này không thể tự sinh ra. Muốn có cơ năng này bắt buộc phải cung cấp cho máy một năng lượng ban đầu (dùng năng lượng của nước hay đốt than, củi, dầu,…).
Câu 1: Có mấy dạng năng lượng?
A. 2
B. 4
C. 6
D. 8
Đáp án: C
Câu 2: Trường hợp nào dưới đây vật không có năng lượng?
A. Tảng đá nằm trên mặt đất.
B. Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất.
C. Chiếc thuyền chạy trên mặt nước.
D. Viên phấn rơi từ trên bàn xuống
Đáp án: A
Câu 3: Ta có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng, điện năng khi chúng được biến đổi thành
A. Cơ năng
B. Nhiệt năng
C. Năng lượng hạt nhân
D. A hoặc B
Đáp án: D
Câu 4: Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì
A. Quả bóng bị Trái Đất hút.
B. Quả bóng đã thực hiện công.
C. Thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng.
D. Một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng do ma sát với mặt đất và không khí.
Đáp án: D
Câu 5: Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi mới dừng hẳn là do
A. Thế năng xe luôn giảm dần
B. Động năng xe luôn giảm dần
C. Động năng xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.
D. Động năng xe đã chuyển hóa thành thế năng.
Đáp án: C
Câu 6: Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?
A. Làm cho vật nóng lên
B. Truyền được âm
C. Phản chiếu được ánh sáng
D. Làm cho vật chuyển động
Đáp án: A
Câu 7: Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi nó có khả năng nào?
A. Làm tăng thể tích vật khác.
B. Làm nóng một vật khác.
C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.
D. Nổi trên mặt nước.
Đáp án: B
Câu 8: Bằng các giác quan, căn cứ vào đâu mà ta nhận biết được là một vật có nhiệt năng?
A. Có thể kéo, đẩy các vật
B. Có thể làm biến dạng vật khác.
C. Có thể làm thay đổi nhiệt độ các vật.
D. Có thể làm thay đổi màu sắc các vật khác.
Đáp án: C