Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi “Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật như thế nào?” cùng với kiến thức mở rộng về Vật lý 9 là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và bạn học sinh
Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật:
- Các vật màu thông thường là các vật không tự phát ra ánh sáng, chúng chỉ có khả năng tán xạ (hắt lại theo mọi phương) ánh sáng chiếu đến chúng.
+ Vật màu trắng có khả năng tán xạ tất cả các ánh sáng màu.
+ Vật có màu nào thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó, nhưng tán xạ kém ánh sáng các màu khác.
+ Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.
Tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức có liên quan đến câu hỏi trên nhé!
- Ánh sáng trắng là hỗn hợp của tất cả các ánh sáng đơn sắc, bao gồm 7 màu đó là màu đỏ, màu cam, màu vàng, màu chàm, màu lục, màu lam, màu tím, các màu có trong ánh sáng trắng đều là màu gốc của quang phổ và được chiếu với cường độ thích hợp.
Ánh sáng màu gồm 2 loại:
+ Ánh sáng màu đơn sắc: Ánh sáng không thay đổi màu sắc khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác
+ Ánh sáng màu không đơn sắc: Là tập hợp của một số chùm sáng màu đơn sắc
- Khi ánh sáng truyền từ vật vào mắt thì ta sẽ nhìn thấy vật
- Dưới ánh sáng trắng, vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó truyền vào mắt ta (trừ vật màu đen). Ta gọi đó là màu của vật.
+ Vật màu đỏ là do có ánh sáng màu đỏ truyền vào mắt ta.
+ Vật màu xanh là do có ánh sáng màu xanh truyền vào mắt ta.
+ Vật màu trắng là do có ánh sáng trắng truyền vào mắt ta.
+ Khi nhìn thấy vật màu đen thì không có ánh sáng màu nào truyền từ vật đến mắt ta.
+ Dưới ánh sáng đỏ, vật màu trắng có màu đỏ. Vậy vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ.
+ Dưới ánh sáng đỏ, vật màu đỏ vẫn có màu đỏ. Vậy vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ.
+ Dưới ánh sáng đỏ, vật màu xanh lục gần như trở thành màu đen. Vậy vật màu xanh lục tán xạ rất yếu ánh sáng màu đỏ.
+ Dưới ánh sáng đỏ, vật màu đen vẫn có màu đen. Vậy vật màu đen không tán xạ ánh sáng đỏ.
+ Dưới ánh sáng xanh lục, vật màu trắng có màu xanh. Vậy vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng xanh lục.
+ Dưới ánh sáng xanh lục, vật màu đỏ gần như trở thành màu đen. Vậy vật màu đỏ tán xạ rất kém ánh sáng xanh lục.
+ Dưới ánh sáng xanh lục, vật màu xanh lục vẫn có màu xanh lục. Vậy vật màu xanh lục tán xạ tốt ánh sáng xanh lục.
+ Dưới ánh sáng xanh lục, vật màu đen vẫn có màu đen. Vậy vật màu đen không tán xạ ánh sáng xanh lục.
- Phần này chủ yếu là những câu hỏi lí thuyết, các em cần nắm vững và vận dụng linh hoạt các kiến thức ở phần 1 để giải thích đúng hiện tượng của câu hỏi. Lưu ý một số nội dung sau:
+ Sở dĩ các vật có màu sắc khác nhau vì chúng có khả năng tán xạ lọc lựa các ánh sáng màu.
+ Vật có thể tán xạ tốt ánh sáng màu này và tán xạ kém ánh sáng màu khác.
+ Vật màu trắng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu.
+ Vật màu đen không tán xạ bất kì ánh sáng màu nào, nhờ có ánh sáng từ các vật khác chiếu đến mắt ta mới nhận ra được vật màu đen.
Câu 1: Tại sao khi đặt một vật màu đỏ dưới ánh sáng trắng ta thấy nó có màu đỏ, khi đặt một vật màu xanh dưới ánh sáng trắng ta thấy nó có màu xanh…?
Hướng dẫn:
Trong chùm sáng trắng có đủ mọi ánh sáng màu. Khi đặt một vật màu đỏ dưới ánh sáng trắng, ta thấy nó có màu đỏ vì nó tán xạ tốt ánh sáng đỏ trong chùm sáng trắng. Tương tự như vậy, đặt một vật màu xanh dưới ánh sáng trắng ta sẽ thấy vật màu xanh.
Câu 2: Đặt một tấm kính đỏ (hay một mẩu giấy bóng kính đỏ) trên một tờ giấy trắng rồi chiếu ánh sáng trắng vào tấm kính. Nhìn tờ giấy qua tấm kính ta sẽ thấy nó có màu gì? Tại sao? Nếu thay tờ giấy trắng bằng tờ giấy xanh thì ta sẽ thấy có màu gì? Tại sao?
Hướng dẫn:
+ Đặt một tấm kính đỏ trên một tờ giấy trắng, rồi chiếu ánh sáng trắng vào tấm kính ta sẽ thấy tờ giấy màu đỏ.
+ Ta giải thích như sau: Ánh sáng đỏ trong chùm ánh sáng trắng truyền qua được tấm kính đỏ, rồi chiếu vào tờ giấy trắng. Tờ giấy trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ. Ánh sáng đỏ này lại truyền qua tám hình đỏ theo chiều ngược lại, vào mắt ta. Vì thế ta thấy tờ giấy màu đỏ. Chú ý là không được nhìn tấm kính theo phương phàn xạ ánh sáng. Vì khi đó ánh sáng phản xạ ở mặt trên của tấm kính sẽ truyền vào mắt ta làm ta bị lóa và thấy ánh sáng trắng.
+ Nếu thay tờ giấy trắng bằng tờ giấy xanh thì ta sẽ thấy tờ giấy màu đen. Vì tờ giấy xanh tán xạ kém ánh sáng đỏ.