logo

Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Tốc độ phản ứng và chất xúc tác


1. Tốc độ phản ứng hóa học

- Tốc độ phản ứng là đại lượng chỉ mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hoá học.

+ Ví dụ: 

Tốc độ phản ứng nhanh: Bật que diêm cháy

Tốc độ phản ứng chậm: Bu lông bị gỉ sét

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

+ Nồng độ: Khi tăng nồng độ của một hoặc nhiều chất phản ứng thường sẽ làm tăng tốc độ phản ứng.

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng sẽ làm cho các nguyên tử hay phân tử chất phản ứng chuyển động nhanh hơn, gia tăng sự va chạm, tốc độ phản ứng tăng.

+ Diện tích tiếp xúc: Tốc độ phản ứng sẽ phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của các chất tham gia. Tốc độ phản ứng sẽ tăng lên nếu tăng diện tích bề mặt của chất tham gia bằng cách nghiền nhỏ, đập phẳng hoặc cắt thành nhiều mảnh.

+ Chất xúc tác: Làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không làm thay đổi chất và lượng sau phản ứng.


3. Ứng dụng thực tiễn của tốc độ phản ứng

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng một cách thích hợp sẽ tăng hiệu quả các hoạt động trong đời sống và sản xuất.

- Ví dụ:

+ Chẻ nhỏ củi để nhóm lửa dễ hơn: yếu tố diện tích tiếp xúc.

+ Bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh: yếu tố nhiệt độ.

+ Dùng quạt để nhóm lửa: yếu tố nồng độ.


4. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín để ủ ancol (rượu) ?

A. Chất xúc tác.

B. áp suất.

C. Nồng độ.

D. Nhiệt độ.

Câu 2: Hoàn thành phát biểu về tốc độ phản ứng sau:

"Tốc độ phản ứng được xác định bởi độ biến thiên ...(1)... của ...(2)... trong một đơn vị ...(3)..."

A. (1) nồng độ, (2) một chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thể tích.

B. (1) nồng độ, (2) một chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thời gian.

C. (1) thời gian, (2) một chất sản phẩm, (3) nồng độ.

D. (1) thời gian, (2) các chất phản ứng, (3) thể tích.

Câu 3: Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây?

A. Tốc độ phản ứng.

B. Cân bằng hoá học.

C. Phản ứng một chiều.

D. Phản ứng thuận nghịch.

Câu 4: So sánh tốc độ của 2 phản ứng sau (thực hiện ở cùng nhiệt độ, khối lượng Zn sử dụng là như nhau) .

Zn (bột) + dung dịch CuSO4 1M (1)

Zn (hạt) + dung dịch CuSO4 1M (2)

Kết quả thu được là .

A. (1) nhanh hơn (2).

B. (2) nhanh hơn (1).

C. như nhau.

D. ban đầu như nhau, sau đó (2) nhanh hơn(1).

Câu 5: Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yếu tố nào đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng ?

A. Nhiệt độ, áp suất.

B. diện tích tiếp xúc.

C. Nồng độ.

D. xúc tác.

Câu 6: Ở cùng một nồng độ, phản ứng nào dưới đây có tốc độ phản ứng xảy ra chậm nhất.

A. Al + dd NaOH ở 25oC

B. Al + dd NaOH ở 30oC

C. Al + dd NaOH ở 40oC

D. Al + dd NaOH ở 50oC

Câu 7: Cho cân bằng hoá học . N2(k) + 3H2 (k) ⇌ 2NH3 (k). Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi .

A. thay đổi áp suất của hệ.

B. thay đổi nồng độ N2.

C. thay đổi nhiệt độ.

D. thêm chất xúc tác Fe.

Câu 8: Mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng thuận vt và tốc độ phản ứng nghịch vn ở trạng thái cân bằng được biểu diễn như thế nào?

A. vt= 2vn

B. vt=vn

C. vt=0,5vn.

D. vt=vn=0.

Câu 9: Phản ứng thuận nghịch là phản ứng

A. trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau.

B. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều.

C. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định.

D. xảy ra giữa hai chất khí.

Câu 10: Nấu cháo từ bột gạo sẽ nhanh hơn nấu cháo từ hạt gạo vì:

A. Bột gạo nhiều hơn

B. Diện tích bề mặt của bột gạo lớn hơn hạt gạo

C. Trong bột gạo có chất xúc tác

D. Trong hạt gạo có chất ức chế

>>> Xem toàn bộ:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 8 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 13/08/2023