logo

Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Sử dụng hóa chất, dụng cụ và các thiết bị điện an toàn

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Sử dụng hóa chất, dụng cụ và các thiết bị điện an toàn theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Sử dụng hóa chất, dụng cụ và các thiết bị điện an toàn


1. Một số dụng cụ, hóa chất

a. Giới thiệu một số dụng cụ thực hành, thí nghiệm

- Dụng cụ đo thể tích: Dùng để xác định thể tích của chất lỏng (ống đong, cốc chia vạch, ...)

- Dụng cụ chứa hoá chất: Dùng để chứa hóa chất (ống nghiệm, lọ thuỷ tinh, bình tam giác, ...)

- Dụng cụ đun nóng: Dùng để đun nóng hóa chất (đèn cồn, bát sứ, ...)

- Dụng cụ lấy hoá chất: Dùng để lấy hóa chất ở dạng lỏng hoặc dạng bột (thìa thuỷ tinh, ống hút nhỏ giọt, ...)

- Một số dụng cụ thí nghiệm khác: giá thí nghiệm bằng sắt, kẹp ống nghiệm, giá để ống nghiệm, ...

b. Giới thiệu một số hóa chất thường dùng

Các hoá chất trong phòng thực hành có thể được phân loại thành các nhóm:

- Dựa vào thể của chất (rắn, lỏng, khí).

- Dựa vào tính chất của hoá chất: hoá chất nguy hiểm (acid, base, ...), hoá chất dễ cháy, nổ (cồn, benzene, ...).


2. Quy tắc sử dụng hóa chất an toàn

- Không làm đổ vỡ, để hoá chất bắn vào người và quần áo.

- Không rót cồn quá đầy cho đèn cồn, không mồi lửa cho đèn cồn này bằng đèn cồn khác, đèn cồn dùng xong cần đậy nắp để tắt lửa.

- Hoá chất trong phòng thực hành phải đựng trong lọ có nút đậy kín, phía ngoài có dán nhãn ghi tên hoá chất. Nếu hoá chất có tính độc hại, trên nhãn có ghi chú riêng.

- Không dùng tay tiếp xúc trực tiếp với hoá chất.

- Không cho hoá chất này vào hoá chất khác (ngoài chỉ dẫn).

- Hoá chất dùng xong nếu thừa, không được cho trở lại bình chứa.

- Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hoá chất.

- Sử dụng kính bảo hộ và găng tay để đảm bảo an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.


3. Dụng cụ thực hành liên quan vật sống


a. Giới thiệu một số dụng cụ

- Máy đo huyết áp: Sử dụng trong phòng thực hành sinh học, bệnh viện, trung tâm y tế…

- Máy ảnh (máy chụp hình): Lưu giữ hình ảnh thí nghiệm.

- Ống nhòm: Quan sát từ xa hình ảnh sinh vật ngoài thiên nhiên.

- Băng y tế, gạc y tế, nẹp gỗ: Sử dụng để bao bọc và bảo vệ các vết thương trong quá trình phẫu thuật, cầm máu, cố định vết thương…


4. Một số thiết bị điện

- Thiết bị lắp mạch điện: bóng đèn, diode, chuông, ...

- Thiết bị đo dòng điện: ampe kế, vôn kế, đồng hồ đo điện đa năng,

- Nguồn điện: pin, máy biến áp, ... 

- Thiết bị bảo vệ: cầu chì, relay, cầu dao tự động.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Sử dụng hóa chất, dụng cụ và các thiết bị điện an toàn

5. Biện pháp sử dụng điện an toàn

- Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40 V.

- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ cách điện.

- Khi có người bị điện giật thì không chạm vào người đó mà cần phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người đến cấp cứu.

- Cẩn thận khi sử dụng mạng điện dân dụng (220 V) và các thiết bị liên quan đến điện.

>>> Xem toàn bộ:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Sử dụng hóa chất, dụng cụ và các thiết bị điện an toàn theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 18/08/2023