logo

Lý thuyết Vật lý 11 Bài 34. Kính thiên văn


Lý thuyết Vật lý 11 Bài 34. Kính thiên văn


I. Công dụng và cấu tạo của kính thiên văn

Kính thiên văn là dụng cụ quang để quan sát các thiên thể (có tác dụng tạo ảnh có góc trông lớn đối với các thiên thể) gồm hai bộ phận chính:

- Vật kính L1 là một thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn (có thể đến hàng chục mét).

- Thị kính L2 là một kính lúp để quan sát ảnh tạo bởi vật kính.


II. Sự tạo ảnh bởi kính thiên văn

Vật kính tạo ảnh thật của vật (ở vô cực) tại tiêu diện ảnh. Thị kính giúp mắt quan sát ảnh này.

Ảnh của thiên thể tạo bởi kính thiên văn là ảnh ảo, ngược chiều với vật, có góc trông lớn hơn nhiều lần so với góc trông trực tiếp vật.

Khi sử dụng kính thiên văn, mắt người quan sát được đặt sát thị kính. Phải điều chỉnh kính bằng cách dời thị kính sao cho ảnh sau cùng nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.

Để có thể quan sát lâu mà không bị mỏi mắt, ta phải đưa ảnh sau cùng ra vô cực: ngắm chừng ở vô cực (nếu mắt không có tật). Đường truyền của chùm tia sáng qua kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực như sau:

Lý thuyết Vật lý 11: Bài 34. Kính thiên văn | Giải bài tập Vật lý 11

III. Số bội giác của kính thiên văn

Số bội giác trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực:

Lý thuyết Vật lý 11: Bài 34. Kính thiên văn | Giải bài tập Vật lý 11

Xem thêm Giải bài tập Vật lý 11: Bài 34. Kính thiên văn

 

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 20/10/2022