logo

Lý thuyết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Sóng điện từ

Tóm tắt Lý thuyết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Sóng điện từ ngắn gọn, chi tiết. Tổng hợp lý thuyết Vật lí 11 Bài 7 chương trình Sách mới.

Bài 7: Sóng điện từ


1. Định nghĩa và tính chất của sóng điện từ

a. Định nghĩa sóng điện từ

Sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên. Ánh sáng có bản chất là sóng điện từ.

Lý thuyết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Sóng điện từ

b. Tính chất của sóng điện từ

Sóng điện từ có một số tính chất sau:

– Tốc độ truyền sóng của sóng điện từ trong chân không là c = 3.108 m/s. Trong không khí, ta có thể lấy gần đúng tốc độ này bằng 3.108 m/s.

- Trong mọi môi trường vật chất, tốc độ truyền của sóng điện từ đều nhỏ hơn 

- Một số hiện tượng đặc trưng của sóng điện từ là: phản xạ, khúc xạ, nhiễu xạ,...


2. Thang sóng điện từ

Thang sóng điện từ cho biết dải bước sóng và dải tần số ứng với các loại bức xạ khác nhau.

Lý thuyết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Sóng điện từ (ảnh 2)

Sóng điện từ có thể được phân loại dựa vào bước sóng hoặc tần số.

Thứ tự của các sóng điện từ có bước sóng từ nhỏ đến lớn là: Tia y (tia gamma), tia X hay tia Röntgen (Rơn-ghen), tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy trải dài từ ánh sáng tím đến đỏ, tia hồng ngoại, các sóng vô tuyến (gồm vi sóng – microwave, các sóng FM, AM và các sóng có bước sóng dài hơn).

Các sóng điện từ có bước sóng càng nhỏ thì mang năng lượng càng lớn. Đó là lí do tia X và tia y có khả năng đâm xuyên mạnh. Khả năng đâm xuyên này phụ thuộc vào khối lượng nguyên tử của vật chất mà các tia này chiếu đến. 

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Vật lý 11 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tổng hợp Lý thuyết Vật lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Sóng điện từ theo chương trình Sách mới. Mời các bạn click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 24/06/2023 - Cập nhật : 19/08/2023