logo

Lý thuyết Toán 8 Bài 2. Nhân đa thức với đa thức


Bài 2. Nhân đa thức với đa thức


 A. Lý thuyết

1. Quy tắc nhân đa thức với đa thức

Muốn nhân một đa thức với một đa thức ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.

Tích của hai đa thức là một đa thức

2. Công thức nhân đa thức và đa thức

Cho A, B, C, D là các đa thức ta có:

(A + B).(C + D) = A.(C + D) + B.(C + D) = AC + AD + BC + BD.

Ví dụ 1: Thực hiện các phép tính sau:

a, (x -2y).(x2y2 - xy + 2y)

b, (1/2xy -1 ).(x3 -2x -6)

Hướng dẫn:

a) Ta có: (x -2y)(x2y2 - xy + 2y) = x(x2y2 - xy + 2y) - 2y(x2y2 - xy + 2y)

= x3y2 - x2y + 2xy - 2x2y4 + 2xy2 - 4y2

b) Ta có: (1/2xy -1).(x3 -2x -6) = 1/2xy.(x3 -2x -6) - (x3 -2x -6)

= 1/2x4y - x2y - 3xy - x3 + 2x + 6.


B. Một số dạng toán thường gặp

Dạng 1: Nhân đơn thức với đa thức

Phương pháp: Sử dụng quy tắc nhân đơn thức với đa thức.

Dạng 2: Nhân đa thức với đa thức

Phương pháp: Sử dụng quy tắc nhân đa thức với đa thức.

Dạng 3: Tính giá trị biểu thức

Phương pháp: Giá trị của biểu thức f(x)tại x0

Dạng 4: Tìm x

Phương pháp: Sử dụng các quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức để biến đổi đưa về dạng tìm x cơ bản.

Xem thêm Giải Toán 8: Bài 2. Nhân đa thức với đa thức

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021