Biểu diễn khả năng xảy ra một sự kiện bằng xác suất thực nghiệm.
Xác suất thực nghiệm:
Thực hiện lặp đi lặp lại một hoạt động nào đó n lần.
Gọi n(A) là số lần sự kiện A xảy ra trong n lần đó. Tỉ số n(A)/n = Số lần sự kiện A xảy ra : Tổng số lần thực hiện hoạt động
Được gọi là xác suất thực nghiệm của sự kiện A.
Nhận xét: Xác suất thực nghiệm phụ thuộc vào người thực hiện thí nghiệm, trò chơi và số lần người đó thực hiện thí nghiệm, trò chơi.
Ví dụ 1: Quang ném phi tiêu vào bảng 100 lần thì có 8 lần trúng vào hồng tâm (hình tròn nhỏ chính giữa bảng). Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện “Quang ném phi tiêu trúng vào hồng tâm".
Ví dụ 2: An gieo hai con xúc xắc cùng lúc 80 lần. Ở mỗi lần gieo, An cộng số chấm xuất hiện ở hai xúc xắc và ghi lại kết quả như bảng sau:
Nếu tổng số chấm xuất hiện ở hai con xúc xắc lớn hơn 6 thì An thắng. Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện “An thắng”.
Giải:
Ta có 14 lần gieo được 7 chấm, 12 lần gieo được 8 chấm, 9 lần gieo được 9 chấm, 6 lần gieo được 10 chấm, 4 lần gieo được 11 chấm và 3 lần gieo được 12 chấm.
Số lần gieo được 7 chấm trở lên là 14 + 12 + 9 + 6 + 4 + 3 = 48 lần.
Do đó số lần An thắng là 48 lần.
Xác xuất thực nghiệm của sự kiện “An thắng” là: 48/80 = 3/5 = 3/5.100%=60%
Thông qua kiến thức Lý thuyết Toán 6 Bài 43 Xác suất thực nghiệm, hi vọng các em sẽ giải thành thạo các bài tập trong SGK Toán 6 sách mới KNTT.