1. Vẽ biểu đồ cột
Bước 1: Vẽ 2 trục ngang và dọc vuông góc với nhau
+ Trục ngang ghi danh sách đối tượng
+ Trục dọc: chọn khoảng chia thích hợp với dữ liệu và ghi ở các vạch chia
Bước 2: Tại vị trí các đối tượng trên trục ngang, vẽ các cột hình chữ nhật
+ Cách đều nhau
+ Có cùng chiều rộng
+ Có chiều cao thể hiện số liệu của các đối tượng, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ
+ Ghi tên biểu đồ
+ Ghi tên các trục và số liệu tương ứng trên mỗi cột( nếu cần)
2. Đọc biểu đồ cột
+ Nhìn theo một trục (ngang hoặc đứng) để đọc danh sách các đối tượng thống kê.
+ Nhìn theo trục còn lại để đọc số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó.
+ Lưu ý thang đo của trục số liệu khi đọc các số liệu.
Vẽ biểu đồ cột từ bảng số liệu cho trước.
Đọc và mô tả dữ liệu từ biểu đồ cột.
Nhận ra vấn đề hoặc quy luật đơn giản từ việc phân tích biểu đồ cột.
Ví dụ 1: Chỉ số đường huyết của thực phẩm là chỉ số đánh giá khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của thực phẩm đó. Theo phân loại quốc tế vẻ chỉ số đường huyết của thực phẩm:
Từ 70% trở lên là ở mức cao,
Từ 56% đến 69% là ở mức trung bình
Từ 40% đến 55% là ở mức thấp;
Dưới 40% là ở mức rất thấp.
Biểu đồ cột sau đây cho biết chỉ số đường huyết của một số loại thực phẩm.
Trong các loại thực phẩm trên:
a) Thực phẩm nào có chỉ số đường huyết cao nhất, thấp nhất?
b) Liệt kê những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết ở mức cao, trung bình, thấp và rất thấp.
Giải:
a) Trong các loại thực phẩm trên, bột dong có chỉ số đường huyết cao nhất (95%) và rau muống có chỉ số đường huyết thấp nhất (10%).
b) Các thực phẩm có chỉ số đường huyết ở mức cao gồm bột dong, gạo trắng; ở mức thấp gồm cà rốt; ở mức rất thấp gồm táo, ỗi, đậu tương, rau muống.
Thông qua kiến thức Lý thuyết Toán 6 Bài 40 Biểu đồ cột, hi vọng các em sẽ giải thành thạo các bài tập trong SGK Toán 6 sách mới KNTT.