logo

Tóm tắt lý thuyết Sử 10 Bài 6 ngắn nhất (Sách mới 3 bộ)

Tổng hợp, Tóm tắt lý thuyết Sử 10 ngắn gọn Sách mới (3 bộ) Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Lý thuyết Lịch sử 10 được trình bày dễ hiểu, tóm lược nhất bám sát nội dung 3 bộ sách mới. Hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu bài và ghi nhớ kiến thức tốt hơn.

Click để tham khảo 3 bộ Lý thuyết Sử 10 ngắn gọn theo chương trình sách mới:

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 6 ngắn nhất Cánh Diều

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 6 ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 6 ngắn nhất Kết nối tri thức


Bài 6: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ

 

Lãnh thổ Ấn Độ như hình “tam giác ngược”, hai bên giáp biển, cạnh phía bắc nối với châu Á, nhưng lại ngăn cách bởi dãy núi cao nhất thế giới – dãy Hi-ma-lay-a, nên còn được gọi là Tiểu lục địa Nam Á. Ấn Độ còn là một lãnh thổ khá rộng lớn, hơn 3 triệu km2, gấp khoảng 10 lần Việt Nam và gần 15 lần nước Anh. Hai bờ biển lại có hai dãy núi Đông Gát và Tây Gát, ngăn cách với cao nguyên Đê-can. Núi cao, rừng rậm, rừng nguyên sinh đã khiến lãnh thổ Ấn Độ bị ngăn cách nhau đáng kể giữa Đông và Tây, Bắc và Nam. Chỉ có miền Bắc là bằng phẳng bởi lưu vực của hai con sông lớn. Xưa kia, Ấn Độ gồm cả sông ở Tây Bắc là sông Ấn (Indus), nhờ nó mà có tên gọi quyết định (Hindustan) – nơi khởi nguồn của nền văn hoá Ấn Độ. Còn ở Đông Bắc bán đảo là lưu vực sông Hằng (Ganga) rộng lớn và màu mỡ, là quê hương, nơi sinh trưởng của nền văn hoá truyền thống, của nền văn minh Ấn Độ.

Lý thuyết Sử 10: Bài 6. Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ

1. Thời kỳ các quốc gia đầu tiên.

- Khoảng 1500 năm TCN lưu vực sông Hằng hình thành một số quốc gia nhỏ, mạnh nhất là nước Magađa (khoảng 500 năm TCN ).

- Thế kỷ thứ III TCN, Asôca thống nhất Ấn Độ , tạo điều kiện truyền bá đạo Phật, xây dựng cột Asôca

Lý thuyết Sử 10: Bài 6. Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ
Lý thuyết Sử 10: Bài 6. Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ

2. Thời kỳ vương triều Gúp ta và sự phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ.

- Quá trình hình thành và vai trò của vương triều Gúpta:

+ Đầu công nguyên, miền Bắc AĐ được thống nhất, phát triển mạnh dưới thời Gupta 319 - 467.

+ Tổ chức kháng cự không để cho các tộc người á xâm lược, thống nhất miền Bắc Ấn Độ, làm chủ gần như toàn bộ miền Trung ấn Độ.

- Văn hoá dưới thời Gúp ta:

+ Đạo phật tiếp tục phát triển. Kiến trúc chùa Hang, tượng phật đá.

+ Ấn Độ giáo (Hin đu giáo), thờ 3 vị thần chính: thần sáng tạo, thần thiện, thần ác. Kiến trúc tháp thờ thần nhiều tầng.

+ Chữ viết: từ chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ Phạn (Sanskrit)

+ Văn học cổ điển Ấn Độ - văn học Hin đu, mang tinh thần và triết lý Hinđu giáo rất phát triển.

- Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ  ra bên ngoài:

+ Ảnh hưởng đến các nước ĐNÁ.

+ Yếu tố lảnh hưởng là tôn giáo, kiến trúc, chữ viết, tôn giáo (Việt Nam cũng ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ như tháp Chàm, đạo Phật, đạo Hinđu).

Lý thuyết Sử 10: Bài 6. Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ

Xem tiếp: Lý thuyết Sử 10 Bài 7. Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 09/09/2022