logo

(Kết nối tri thức) Lý thuyết Sinh 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật

Tóm tắt Lý thuyết Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 4. Quang hợp ở thực vật theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Sinh học 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 4. Quang hợp ở thực vật

Soạn Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 4


I. Khái quát về quang hợp


1. Khái niệm về quang hợp

- Quang hợp là quá trình thực vật sử dụng ánh sáng để tạo ra chất hữu cơ và O2 từ CO2 và H2O.

- Quang hợp đóng vai trò cung cấp dinh dưỡng và dưỡng khí cho các sinh vật trên Trái Đất.

- O2 được sản xuất trong quang hợp có ý nghĩa quan trọng đối với cân bằng O/CO2 trong khí quyển.

6 CO2+ 12H20 →CH2O + 6O2 + 6H2O

2. Vai trò của quang hợp

- Quang hợp cung cấp chất hữu cơ và O2, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và dưỡng khí của hầu hết sinh vật trên Trái Đất.

- Chất hữu cơ được tạo ra trong quang hợp làm nguồn thức ăn cho cơ thể thực vật.

- O2 sản xuất trong quang hợp đóng vai trò quan trọng trong cân bằng O2/CO2 trong khí quyển.


3. Hệ sắc tố quang hợp

- Hệ sắc tổ quang hợp gồm 2 nhóm chính là diệp lục và carotenoid.

- Diệp lục tạo màu xanh, hấp thụ ánh sáng đỏ và xanh tím, là nhóm sắc tố quan trọng nhất trong quang hợp. Carotenoid tạo màu vàng, đỏ, cam, có tiền chất của vitamin A.

- Hệ sắc tổ quang hợp phân bố trên màng thylakoid, có vai trò hấp thụ và biến đổi năng lượng ánh sáng thành dạng hoá năng.

- Phân tử sắc tố hấp thụ photon ánh sáng, truyền năng lượng đến diệp lục a ở trung tâm phản ứng, biến đổi quang năng thành hoá năng chứa trong ATP và NADPH.


II. Qúa trình quang hợp ở thực vật

- Quá trình quang hợp ở thực vật diễn ra qua hai pha pha sáng và pha tối, tương tự ở tất cả các nhóm thực vật. 


1. Pha sáng

- Pha sáng diễn ra trên màng thylakoid với sự tham gia của ánh sáng và các phân tử sắc tố, sản phẩm của pha sáng gồm có: O2, ATP và NADPH. 


2. Pha tối

- Pha tối diễn ra trong chất nền của lục lạp, sử dụng ATP và NADPH để cố định CO2 và tạo thành các hợp chất hữu cơ, có hai con đường: con đường Calvin (ở nhiều loài thực vật phân bố rộng rãi trên thế giới) và các con đường khác tùy thuộc vào nhóm thực vật.


3. Sự thích nghi của động vật C4 và CAM trong môi trường bất lợi

- Cây C4 và CAM thích nghi với điều kiện nóng, hạn bằng cách có thêm chu trình cố định CO2, trong pha tối. Enzyme PEP-carboxylase giúp cây C4 và CAM cố định nhanh CO, ở nồng độ rất thấp, giúp chúng tổng hợp chất hữu cơ và tránh mất nước.


III. Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến quang hợp


1. Ánh sáng

- Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến cường độ quang hợp, với cường độ mạnh nhất ở miền ánh sáng đỏ.

- Ánh sáng đơn sắc màu đỏ có hiệu quả quang hợp cao hơn ánh sáng đơn sắc xanh tím.

- Thành phần ánh sáng ảnh hưởng đến cường độ quang hợp và sự chuyển hoá sản phẩm quang hợp.

2. Khí CO2

- Nồng độ CO2 tăng trong giới hạn nhất định thì cường độ quang hợp cũng tăng, nhưng tăng quá cao có thể gây ngộ độc và quang hợp sẽ không xảy ra nếu nồng độ CO2 quá thấp.

- Điểm bù CO2 là nồng độ CO2 tối thiểu mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.

- Điểm bão hoà CO2 của cây trồng dao động khoảng 0,06-0,1%.


3. Nhiệt độ

- Nhiệt độ tối ưu cho quang hợp thay đổi theo từng loài thực vật, với các cây nhiệt đới có nhiệt độ tối ưu khoảng 25-30°C và các cây vùng ôn đới có cường độ quang hợp mạnh nhất ở nhiệt độ tối ưu khoảng 8-15°C.


IV. Quang hợp và năng suất cây trồng


1. Mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất cây trồng

Quang hợp tạo ra đến 90-95% chất khô của thực vật, quyết định năng suất cây trồng


2. Một số biện pháp kĩ thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng thông qua quang hợp

Các biện pháp để nâng cao năng suất cây trồng thông qua quang hợp:

- Bón phân hợp lí, đặc biệt là phân kali cho cây lấy củ, bón phân lần cho cây họ Đậu để tăng diện tích lá.

- Cung cấp nước đầy đủ, đặc biệt là khi cây bắt đầu sinh sản.

- Gieo trồng đúng thời vụ để tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển và tăng năng suất, đặc biệt là với khoai tây trồng vào vụ đông.


V. Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 4 (có đáp án)

Câu 1: Cho các biện pháp sau:

(1) Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây → tăng năng suất cây trồng.

(2) Điều khiển tăng diện tích bộ lá nhờ các biện pháp: bón phân, tưới nước hợp lý, thực hiện kỹ thuật chăm sóc phù hợp đối với mỗi loại và giống cây trồng.

(3) Điều tiết hoạt động quang hợp của lá bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bón phân, tưới nước hợp lý, phù hợp đối với mỗi loài và giống cây trồng. Tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt trời một cách có hiệu quả.

(4) Trồng cây với mật độ dày đặc để lá nhận được nhiều ánh sáng cho quang hợp.

(5) Tuyển chọn, sử dụng các loại cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế với tỷ lệ cao (hạt, quả, củ,...) → tăng hệ số kinh tế của cây trồng.

(6) Các biện pháp nông sinh, bón phân hợp lý. Những biện pháp nào trên đây được sử dụng để tăng năng suất cây trồng thông qua điều tiết quang hợp?

A. (1), (2) và (3)

B. (1), (2), (3), (5) và (6)

C. (1), (2), (3) và (4)

D. (3) và (4)

Câu 2: Ở thực vật CAM, khí khổng

A. đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm

B. chỉ mở ra khi hoàng hôn

C. chỉ đóng vào giữa trưa

D. đóng vào ban đêm và mở vào ban ngày

Giải thích

Thực vật CAM gồm những loài mọng nước sinh sống ở những vùng hoang mạc khô hạn, loài thực vật này có cấu tạo và hoạt động sinh lí phù hợp để sử dụng nguồn nước ít ỏi. Ở thực vật CAM khí khổng sẽ đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm

Câu 3: Trong lục lạp, pha tối diễn ra ở

A. màng ngoài

B. màng trong

C. tilacôit

D. chất nền (strôma)

Giải thích

Pha sáng diễn ra ở màng tilacôit và pha tối diễn ra trong chất nền (strôma) của lục lạp. Trong pha tối, quá trình sử dụng ATP và NADPH sẽ tạo ra ADP và NADPH

Câu 4: Thực vật C4 được phân bố

A. ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới

B. ở vùng ôn đới và á nhiệt đới

C. rộng rãi trên Trái Đất, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới

D. ở vùng sa mạc

Câu 5: Lá cây có màu xanh lục vì

A. diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

B. diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

C. nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

D. các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ.

Giải thích

Lá cây có màu xanh lục vì diệp lục không hấp thụ những tia sáng mang màu xanh lục. Chất diệp lục - một sắc tố đặc biệt có vai trò quan trọng giúp lá cây hấp thụ được năng lượng từ ánh sáng mặt trời để quang hợp

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Sinh học 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lý thuyết Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 4. Quang hợp ở thực vật  theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 11/03/2023 - Cập nhật : 11/08/2023