logo

Lý thuyết Sinh 12 bài 4 | Áp dụng 3 bộ sách KNTT, CD, CTST

icon_facebook

I. Khái niệm và các dạng đột biến gene

1. Khái niệm

- Đột biến gene là sự thay đổi trình tự nucleotide trong gene.

- Đột biến làm thay đổi một cặp nucleotide trong gene được gọi là đột biến điểm.

- Khi sinh vật mang gene đột biến biểu hiện kiểu hình khác thường thì được gọi là thể đột biến.

2. Các dạng đột biến gene

Dựa trên cơ chế phát sinh, đột biến điểm gồm:

+ Thay thế cặp nucleotide này bằng cặp nucleotide

+ Thêm cặp nucleotide này bằng cặp nucleotide

+ Mất cặp nucleotide.


II. Nguyên nhân và cơ chế tái sinh

1. Nguyên nhân

- Có thể xảy ra một cách tự phát do sai sót của quá trình tái bản DNA.

- Tác nhân gây đột biến:

+ Vật lí: Tia tử ngoại, nhiệt, phóng xạ

+ Hoá học: EMS, 5-BU...

+ Sinh học: Virus

2. Cơ chế gây đột biến

- Sự thay đổi một nu nào đó dẫn đến sự sai khác trên một mạch của phân tử DNA được gọi là tiền đột biến. Khi các tiến đột biến tiếp tục nhân đôi, sự lắp giáp các nu theo mạch khuôn sai sẽ làm phát sinh các gene đột biến.

- Trường hợp sai sót trong quá trình lắp ráp các nu được sửa chữa sẽ làm giảm tỉ lệ phát sinh đột biến gene.


III. Vai trò của đột biến gene

- Đột biến gene giúp các nhà di truyền học khám phá chức năng của gene, tìm ra quy luật di truyền cũng như nhiều quá trình sinh học khác. 

- Đột biến gene là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 12/10/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads