Các bài tập nhảy xa đã được loài người sử dụng từ thời cổ Hy Lạp. Song lịch sử của môn nhảy xa được ghi nhận từ năm:
-1851 môn nhảy xa được đưa vào chương trình giảng dạy và thi đấu ở các trường Đại Học ở nước Anh.
- 1880 - 1890 môn nhảy xa phát triển mạnh ở nhiều nước Pháp, Mỹ, Đức, Nga, Thụy điển, Nauy.
- 1896 với việc khôi phục truyền thống Đại hội thể thao Olympic Aten Hy Lạp. Môn nhảy xa trở thành nội dung chủ yếu trong chương trình thi đấu của các Đại hội thể thao Olympic.
- Với sự khao khát vươn tới những đỉnh cao thành tích, các VĐV, Huấn luyện viên, các nhà khoa học luôn tìm tòi các phương pháp có hiệu quả nhất trong tập luyện và thi đấu.
- Ngày xưa, trong thi đấu VĐV chỉ biết nhảy xa “kiểu ngồi”. Ngày nay các VĐV đã biết sử dụng nhảy xa kiểu “ưỡn thân” hoặc “cắt kéo”. ( Năm 1920, nhảy xa kiểu “ưỡn thân” ra đời do VĐV B.Tuelos Phần Lan thực hiện đầu tiên. Năm 1991, VĐV Mike Power ( Mỹ ) nêu kỷ lục Thế giới với kiểu nhảy “cắt kéo”).
- Sự thay đổi về luật thi đấu cũng là yếu tố tác động mạnh đến sự tiến bộ và thay đổi của kỷ thuật nhảy xa.
Giai đoạn chạy đà để nhảy xa kiểu ngồi
Mục đích của việc chạy đà là để hình thành tốc độ để có thể đạt được một tốc độ cao nhất trước khi thực hiện giậm nhảy. Để hoàn thành tốt nhất giai đoạn này bạn nên đo quãng đường chạy đà một cách chuẩn xác nhất.
Mỗi một người sẽ có chiều dài sải chân không giống nhay, nên cách chạy khác nhau nên việc đo đà chạy là rất cần thiết.
Bước chạy đà rất quan trọng trong khi thực hiện nhảy xa
Bạn có thể chạy thử nhiều lần để có thể xác định được khoảng cách tốt nhất. Sau khi đã đo được bước chạy đà, bạn mới chính thức có thể chuyển sang bước giậm nhảy trên ván giậm.
Để đo đà bạn có thể vận dụng 2 bước thường sẽ bằng 1 bước chạy đà. Căn cứ vào đó, bạn sẽ có thể tính được khoảng cách chạy đà tính từ điểm xuất phát.
Bạn cũng nên đánh giấu lại vị trí chạy đà để có sự xuất phát thật hoàn hảo. Trong bước chạy đà, bạn nên tăng tốc đều trên toàn đường chạy của mình, khi đến các bước chạy đà cuối cùng, bạn phải tăng tốc hết cỡ để có thể giậm nhảy ở khoảng cách xa nhất.
Giai đoạn giậm nhảy để nhảy xa kiểu ngồi
Trong những bước chạy đà cuối cùng, khi cơ thể đã đạt được tốc độ tối đa, khi đó cơ thể sẽ chuyển từ hướng ngang sang góc chéo. Ở góc chéo này sẽ phụ thuộc vào cách đặt chân giậm nhảy và lực của giậm nhảy.
Cần lưu ý giai đoạn giậm nhảy để có bước nhảy xa tốt nhất
Chân thuận sẽ là chận giậm nhảy của bạn để có thể tạo ra lực lớn nhất. Bạn nề tiếp xúc bằng cả hai chân, sau đó sẽ di chuyển cơ thể mình về phía trước.
Chuyển trọng tâm lên cao để có thể tạo được đà bật người xa nhất, lực giậm chân càng lớn sẽ càng tạo ra được bước nhảy xa.
Giai đoạn trên không trong khi thực hiện nhảy xa kiểu ngồi
Đối với kỹ thuật nhảy xa này, chân lăng sẽ được đưa lên cao khi mà bạn giậm chân thật mạnh vào ván nhảy. Khi đó, chân sẽ được đưa lên cao để có thể di chuyển trọng tâm của cơ thể mình.
Ở giai đoạn này người thực hiện nhảy xa cần đặc biệt chú ý
Sau đó sẽ là, chân vừa giậm sẽ đưa lên song song giống với tư thế ngồi, bạn phải đưa tay lên cao, đến khi sắp tiếp đất, bạn duỗi thẳng hai chân và đồng thời đánh hai tay mình ra phía sau.
Giai đoạn tiếp đất khi thực hiện nhảy xa kiểu ngồi
Đối với kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi, có hai yếu tố quan trọng nhất chính là sự an toàn của vận động viên và thành tích đạt được. Trong bước tiếp đất, đôi chân sẽ phải gánh cả trọng lượng của toàn bộ cơ thể bạn.
Do vậy, chân phải tiếp đất vững để tránh cho việc bạn bị ngã, dẫn đến chấn thương. Để có thể tiếp đất an toàn, ban phải đẩy người ra phía trước, tránh cho việc cơ thể bị ngã về phía đằng sau sẽ rất có thể làm ảnh hưởng đến thành tích thi đấu của người thực hiện.