logo

Lý thuyết Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 18: Đông Nam Á

Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 18: Đông Nam Á theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Lịch sử 8 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 18: Đông Nam Á

Soạn Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 18


1. Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á nửa sau thế kỉ XIX

- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, thực dân phương Tây đã phân chia xong thuộc địa ở Đông Nam Á.

Lý thuyết Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 18: Đông Nam Á

- Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra rộng khắp ở nhiều nơi, bao gồm các cuộc khởi nghĩa ở In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Việt Nam, Cam-pu-chia.

Lý thuyết Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 18: Đông Nam Á

2. Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đầu thế kỉ XX

- Đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục lan rộng với nhiều hình thức và sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội.

- Khởi nghĩa Pha-ca-đuốc (1901 – 1903), Ong Kẹo (1901 – 1937) là những ví dụ về đấu tranh vũ trang.

- Tầng lớp tư sản dân tộc và các sĩ phu yêu nước In-đô-nê-xi-a, Việt Nam thúc đẩy cải cách, dân trí, dân quyền.

- Tầng lớp trí thức và công nhân cũng tham gia tích cực, bao gồm Hội Thanh niên Phật tử (Mi-an-ma, 1906), Hiệp hội công nhân đường sắt (In-đô-nê-xi-a, 1905).

- Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi-a (1914) tuyên truyền chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân.


3. Trắc nghiệm Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 18 (có đáp án)

Câu 1: Năm 1905, diễn ra sự kiện gì gắn liền với phong trào đấu tranh của công nhân In-đô-nê-xi-a?

A. Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi-a

B. Hiệp hội công nhân xe lửa ra đời

C. Hiệp hội công nhân đường sắt được thành lập

D. Đảng cộng sản In-đô-nê-xi-a ra đời

Giải thích

Vào năm 1905, công đoàn đầu tiên của công nhân đường sắt chính thức được thành lập. Đây là một sự kiện lịch sử gắn liền với phong trào đấu tranh của công nhân In-đô-nê-xi-a.

Câu 2: Vì sao cuối thế kỉ XIX, Xiêm (Thái Lan) trở thành vùng tranh chấp của Anh và Pháp nhưng lại là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị?

A. Do Xiêm (Thái Lan) được sự giúp đỡ của Mĩ

B. Do Xiêm (Thái Lan) đã bước sang thời kì tư bản chủ nghĩa

C. Do cải cách chính trị của Ra-ma IV

D. Do chính sách ngoại giao mềm dẻo khôn khéo của Ra-ma V

Câu 3: Tại sao năm 1920 là thời điểm đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân In-đô-nê-xia?

A. Hiệp hội công nhân đường sắt được thành lập

B. Hiệp hội công nhân xe lửa ra đời

C. Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi a thành lập

D. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a ra đời

Giải thích 

Tháng 5 năm 1920 Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a ra đời đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân In-đô-nê-xi-a. Vì đây là một tổ chức cao nhất sẽ lãnh đạo các phong trào đấu tranh của công nhân qua đó chứng tỏ công nhân In-đô-nê-xi-a đã được giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của mình

Câu 4: Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung nào nổi bật?

A. Không mở mang công nghiệp ở thuộc địa

B. Tìm cách kìm hãm sự phát triển của kinh tế thuộc địa

C. Tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính

D. Vơ vét, đàn áp, chia để trị

Giải thích 

Tùy mỗi nước thực dân đều có những chính sách cai trị khác nhau, nhưng đa phần đều có các điểm chung nổi bật như: Ra sức vơ vét tài nguyên chuyển về chính quốc, nói không với chính sách mở mang công nghiệp ở các nước thuộc địa, ban hành các loại thuế mới, tăng thuế cũ, mở nhiều đồn điền, bắt lính, đàn áp, dập tắt các phong trào yêu nước.

Câu 5: Các tổ chức công đoàn được thành lập sớm nhất ở đâu?

A. Phi-líp-pin

B. Mã Lai

C. Miến Điện

D. In-đô-nê-xi-a

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lý thuyết Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 18: Đông Nam Á theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 8 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 15/03/2023 - Cập nhật : 08/08/2023