logo

(Cánh diều) Lý thuyết KTPL 11 Bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường

Soạn Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều Bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường


1. Khái niệm cạnh tranh

- Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể tham gia thị trường nhằm giành điều kiện thuận lợi trong sản xuất, mua bán, tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ để có thể thu về lợi ích kinh tế cao nhất.


2. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

- Các chủ thể kinh tế cạnh tranh trên thị trường vì sự khác biệt về hình thức sở hữu nguồn lực và độc lập tồn tại của chúng, và vì lợi ích của mình, chúng luôn hành động trước hết.

- Vì các nguồn lực có hạn và các điều kiện sản xuất, mua bán và tiêu dùng khác nhau, các chủ thể kinh tế phải cạnh tranh với nhau để đạt được lợi ích của mình.

- Các chủ thể sản xuất tranh giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận cao nhất.

- Người tiêu dùng cạnh tranh với nhau để mua hàng hoá với chất lượng tốt và giá rẻ hơn.

- Trên thị trường, người sản xuất và người tiêu dùng thường xuyên cạnh tranh với nhau để tối đa hóa lợi ích của mình từ hoạt động trao đổi.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường

3. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế

- Cạnh tranh có vai trò to lớn trong nền kinh tế thị trường

- Cạnh tranh thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Các chủ thể sản xuất kinh doanh luôn tìm cách tận dụng tốt nhất các nguồn lực và lợi thế, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật, công nghệ mới vào sản xuất để giành được lợi nhuận tối đa.

- Cạnh tranh tạo điều kiện để người tiêu dùng tiếp cận hàng hoá dịch vụ chất lượng tốt, đa dạng về mẫu mã, chủng loại và giá cả hợp lý, từ đó đáp ứng nhu cầu của xã hội.

- Nhờ cạnh tranh, các nguồn lực kinh tế được sử dụng linh hoạt và hiệu quả, trở thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường.


4. Cạnh tranh không lành mạnh

- Cạnh tranh bất chính là hành vi mâu thuẫn với các nguyên tắc thiện chí, trung thực, đạo đức thương mại và các tiêu chuẩn trong sản xuất, kinh doanh, có thể gây tổn hại hoặc nguy hiểm đến quyền lợi hợp pháp của các chủ thể khác.

- Việc ngăn chặn và giới hạn cạnh tranh không lành mạnh là trách nhiệm của mỗi cá nhân và của cả xã hội, đặc biệt là của nhà nước.


5. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường?

A. Cạnh tranh là nhân tố kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

B. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

C. Người tiêu dùng được tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ chất lượng tốt.

D. Cạnh tranh trở thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Câu 2: Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể sản xuất luôn phải cạnh tranh, giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm

A. Mua được hàng hóa có chất lượng tốt hơn.

B. Mua được hàng hóa với giá thành rẻ hơn.

C. Thu được lợi nhuận cao nhất cho mình.

D. Đạt được lợi ích cao nhất từ việc trao đổi.

Câu 3: “Sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Cạnh tranh.

B. Đấu tranh.

C. Đối đầu.

D. Đối kháng.

Giải thích:

- Cạnh tranh kinh tế là sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa.

Câu 4: Mua được hàng hóa rẻ hơn, chất lượng tốt hơn - đó là sự cạnh tranh giữa những chủ thể nào?

A. Giữa các chủ thể sản xuất với nhau.

B. Giữa người sản xuất và người tiêu dùng.

C. Giữa người tiêu dùng với nhau.

D. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Giải thích:

- Trong nền kinh tế thị trường:

+ Để tạo ra được lợi nhuận cao nhất cho mình, chủ thể sản xuất luôn phải giành giật những thuận lợi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa 

+ Để mua được hàng hóa rẻ hơn so với chất lượng, người tiêu dùng phải ganh đua với nhau

+ Để mang lại lợi ích nhiều nhất cho mình, nhà sản xuất và người tiêu dùng thường xuyên phải cạnh tranh với nhau từ những hoạt động trao đổi trên thị trường.

Câu 5: Cạnh tranh tạo điều kiện để người tiêu dùng được tiếp cận hàng hóa

A. Chất lượng tốt; phong phú về mẫu mã, chủng loại; giá cả hợp lý

B. Giá thành cao; đơn điệu về mẫu mã, chủng loại; chất lượng tốt.

C. Đơn điệu về mẫu mã; chủng loại, chất lượng kém; giá thành cao.

D. Chất lượng tốt, phong phú về mẫu mã, chủng loại; giá thành cao.

Giải thích

Chất lượng tốt; phong phú về mẫu mã, chủng loại; giá cả hợp lý là lợi ích của người tiêu dùng trong quá trình cạnh tranh của các nhà sản xuất.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 15/03/2023 - Cập nhật : 12/08/2023