logo

(Cánh diều) Lý thuyết KHTN 8 Bài 34: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Tóm tắt Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều Bài 34: Hệ thần kinh và các giác quan ở người theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 34: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Soạn Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều Bài 34


I. Hệ thần kinh 


1. Cấu tạo và chức năng

- Gồm thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên

- Điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và thích nghi với môi trường.

- Ví dụ về vai trò của hệ thần kinh đối với cơ thể người: giúp chúng ta di chuyển, cảm nhận, suy nghĩ, học tập và phản ứng với môi trường.


2. Một số bệnh về hệ thần kinh

- Một số bệnh về hệ thần kinh bao gồm tai biến mạch máu não, thoát vị đĩa đệm, Parkinson, Alzheimer.

- Để phòng bệnh về hệ thần kinh, cần thực hiện chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh, luyện tập thể thao, đảm bảo giấc ngủ, kiểm tra sức khỏe và tham gia hoạt động xã hội.


3. Tác hại của chất gây nghiện đối với hệ thần kinh

- Chất gây nghiện: Chất gây nghiện là những chất khi hấp thụ vào cơ thể có thể làm thay đổi chức năng bình thường của cơ thể, tạo ra sự phụ thuộc hoặc cảm giác thèm.

- Một số sản phẩm chứa chất gây nghiện phổ biến: thuốc lá, rượu hòa, ma tuý đá, cần sa, thuốc lắc, cocain, heroin.

- Tác hại của chất gây nghiện đối với hệ thần kinh làm thay đổi ý thức, hành vi, suy giảm trí nhớ, gây rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, huỷ hoại tế bào thần kinh.


II. Cơ quan cảm giác 

Cơ quan cảm giác giúp cơ thể cảm nhận các kích thích từ môi trường, bao gồm cơ quan thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác.


1. Cơ quan thị giác

- Cơ quan thị giác: Ánh sáng đi qua giác mạc, đồng tử, thuỷ tinh thể và hội tụ ở võng mạc, tác động lên tế bào thụ cảm ánh sáng. Xung thần kinh từ tế bào thụ cam ánh sáng theo dây thần kinh thị giác lên não bộ phân tích hình ảnh và màu sắc.

- Vùng mục: Có điểm vàng và điểm mù. Khi ảnh hội tụ ở điểm vàng, ta nhận biết được hình ảnh của vật. Khi ảnh hội tụ ở điểm mù, ta không nhận biết được hình ảnh của vật.


2. Cơ quan thính giác

-  Cấu tạo, chức năng: Tai, dây thần kinh thính giác và trung khu thính giác ở não bộ. Tai gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Sóng âm phát ra từ nguồn âm thanh qua các ống tai và bán động lên tế bào thụ cảm âm thanh ở ốc tai. Xung thần kinh từ tế bào thụ cảm âm thanh theo dây thần kinh thính giác lên trung khu thính giác ở não bộ.

- Một số bệnh về tai: Viêm tai ngoài, viêm quả đạo giữa, tổn thương ở tai trong. Để phòng bệnh về tai, cần vệ sinh lại đúng cách, tránh dùng các vật nhọn, sắc dễ ngoáy tai hoặc lấy xảy tai. Hạn chế tiếng ồn và không nghe âm thanh có cường độ quá mức.


III. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều Bài 34 (có đáp án)

Câu 1: Hệ thần kinh gồm

A. Não bộ, dây thần kinh và tủy sống.

B. Não bộ, dây thần kinh và các cơ.

C. Tủy sống, dây thần kinh và tim mạch.

D.Tủy sống, dây thần kinh và hệ cơ xương.

Giải thích

Hệ thần kinh là một hệ thống cơ quan phức tạp bao gồm não bộ, dây thần kinh và tủy sống. Hệ thần kinh là hệ thống quan trọng giúp cơ thể duy trì sự sống, hoạt động bình thường và thích nghi với môi trường.

Câu 2: Bộ phận kích thích trung ương nằm ở đâu?

A. Thùy chẩm

B. Vỏ não

C. Dây thần kinh hướng tâm

D. Dây thần kinh số 12

Giải thích

Bộ phận kích thích trung ương nằm ở vỏ não. Đây là nơi tiếp nhận và xử lý thông tin từ các giác quan và là nơi điều khiển các hoạt động của cơ thể.

Câu 3: Cơ quan phân tích thị giác gồm có 3 thành phần chính, đó là?

A. Các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm.

B. Các tế bào thụ cảm thị giác ở màng mạch, dây thần kinh thính giác và vùng thị giác ở thùy đỉnh.

C. Các tế bào thụ cảm thị giác ở màng cứng, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy trán.

D. Các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh vị giác và vùng vị giác ở thùy chẩm.

Giải thích

Cơ quan phân tích thị giác gồm có 3 thành phần chính, đó là các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm.

Câu 4: Mống mắt còn có tên gọi khác là

A. lòng đen.

B. lỗ đồng tử.

C. điểm vàng.

D. điểm mù.

Câu 5: Vai trò của cơ quan phân tích thị giác?

A. Giúp nhận biết tác động của môi trường

B. Phân tích các chuyển động

C. Phân tích màu sắc

D. Phân tích hình ảnh

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Bài 34: Hệ thần kinh và các giác quan ở người theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 8 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 15/03/2023 - Cập nhật : 16/08/2023