Tóm tắt Lý thuyết Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 6 Sunfur và Sunfur dioxide ngắn gọn, chi tiết. Tổng hợp lý thuyết Hóa học 11 Bài 1 chương trình Sách mới.
Bài 6: Sunfur và Sunfur dioxide
a. Tìm hiểu trạng thái tự nhiên của Sunfur
- Trong tự nhiên, sunfur lắng đọng thành những mỏ lớn, nằm giữa lớp đá sâu hàng trăm mét trong lòng đất
- Được tìm thấy trong nhiều khoáng vật tự nhiên.
b. Tìm hiểu cấu tạo, tính chất vật lí của sunfur đơn chất
- Kí hiệu: S. Nguyên tử khối là 16.
- Sunfur là chất rắn có màu vàng tự nhiên, không tan trong nước
- Tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như benzene, carbon disulfide (CS2),…
- Sunfur dẫn nhiệt và dẫn điện kém.
c. Tìm hiểu tính chất hóa học của sunfur đơn chất
- Sunfur đơn chất có tính oxi hóa:
+ Sunfur dễ tạo ra hợp chất với nhiều kim loại, thường là khi đun nóng.
Ví dụ: Fe + S → FeS
+ Thuỷ ngân phản ứng với lưu huỳnh ở ngay nhiệt độ thường:
Ví dụ: Hg + S → HgS
- Sunfur đơn chất có tính khử:
+ Tác dụng với phi kim
Ví dụ: S + O2 → SO2
+ Tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh:
Ví dụ: S + 2H2SO4 (đặc) → 3SO2 + 2H2O
d. Tìm hiểu ứng dụng của sunfur đơn chất
- Sunfur được dùng nhiều trong công nghiệp với các ứng dụng khác nhau:
+ Dược phẩm: được dùng như thuốc nhuận tràng…
+ Phẩm nhuộm: bột giặt…
+ Nông nghiệp: tác nhân làm tróc vỏ cây, hay để bổ sung magiê cho cây trồng…
a. Tìm hiểu tính hóa học và ứng dụng của sunfur dioxide đơn chất
- Sunfur dioxide là chất oxi hóa:
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
- Sunfur dioxide là chất khử:
SO2 + NO2 → SO3 + NO
=> SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa (do S trong SO2 có mức oxi hóa trung gian +4)
- Sunfur dioxide có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất
b. Tìm hiểu sự hình thành Sunfur dioxide do tác động của con người, tự nhiên, tác hại của Sunfur dioxide và một số biện pháp giảm thiểu lượng Sunfur dioxide thải vào không khí
- Sulfur dioxide là một trong các chất chủ yếu gây ô nhiễm môi trường không khí và có hại cho sức khoẻ của con người
- Để giảm thiểu lượng khí thải này cần kết hợp thực hiện một số các biện pháp:
+ Sử dụng các nguồn nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường như hydrogen, ethanol, … thay cho nguồn năng lượng hoá thạch.
+ Khai thác các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trờinăng lượng gió, mưa, sóng biển, thuỷ triều, địa nhiệt.
+ Xử lí khí thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường.
>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Hóa 11 Chân trời sáng tạo
-------------------------------------------
Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tổng hợp Lý thuyết Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 6 theo chương trình Sách mới. Mời các bạn click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.